Năm bước để có niềm đam mê trong công việc

Lượt xem: 1,075

Năm bước để có niềm đam mê trong công việc

 

 

Nhiều người thường phàn nàn rằng “Công việc của tôi thật nhàm chán, tôi không biết liệu quyết định trước đây có đúng không.” Đây chính là dấu hiệu đầu tiên của sự chán nản và mất đi động lực làm việc. Bạn bắt đầu nhìn lên đồng hồ, suy nghĩ và hối tiếc về khoảng thời gian đã trôi qua.

 

 

Đã đến lúc bạn ngừng chất vấn bản thân bằng những câu hỏi vu vơ như thế. Niềm đam mê trong công việc chính là sự kết hợp hài hoà giữa khả năng và sở thích nhằm mang lại niềm hạnh phúc và sinh lực vô biên. Đây không phải là quá trình diễn ra trong ngày một, ngày hai. Tuy nhiên,  bạn có thể xây viên gạch đầu tiên ngay từ hôm nay.

 

 

Bước 1: Đánh giá

 

Rất nhiều người làm việc chỉ vì nhu cầu trang trải cuộc sống, điều này làm cho họ cảm thấy mọi vật đều trở nên vô vị. Họ dần mất hết các cảm giác và niềm đam mê. Lối thoát duy nhất trong tình trạng này là tự hỏi con đường nào bạn thực sự muốn đi nhất.  Giả sử mức độ yêu thích công việc được sắp xếp từ 1-10, bạn thực sự đang ở đâu trong thang độ này? Điểm thấp nhất có nghĩa là bạn đang phải chịu đựng cuộc sống, ép mình đến sở làm hàng ngày và chờ đợi kim đồng hồ báo hết giờ, điểm tối đa 10 có nghĩa là bạn đang có được sự cân đối hài hoà giữa các sở thích và nghề nghiệp. Nếu điểm bạn tự chấm ở dưới mức 5,  chứng tỏ bạn chỉ làm việc để nuôi sống gia đình và đang ngặm nhắm tâm hồn mình.

 

 

Bước 2: Hình dung về tương lai
Tự  viết nên quyển sách về cuộc đời mình. ít nhất cũng phải là bản phác thảo. Hãy ngồi xuống và viết nên những hình dung về bạn trong 5 năm kế tiếp. Mô tả thật chính xác cuộc sống và công việc nào mong muốn được trải nghiệm. Sau đó vẽ nên viễn cảnh về một công việc hoàn hảo. Thật khó để có thể đạt được điều gì nếu bản thân nếu bạn không có hình dung rõ ràng về nó. Xem đi xem lại thường xuyên qửyen sách này để khơi dậy lòng khao khát thực hiện viễn cảnh tốt đẹp đó.

 

 

Bước 3: Gạt bỏ những những ý kiến tiêu cực
Hãy luôn ghi nhớ điều này: Khi bạn thông báo kế hoạch tạo ra sự biến đổi quan trọng trong cuộc đời, nhiều người sẽ xem đây là điều hết sức mạo hiểm và không tin vào kết quả thành công. Họ sẽ cố gắng khuyên bạn từ bỏ và cho rằng đây sẽ là một quyết định vô cùng sai lầm. Tuy nhiên, đừng bao giờ để người khác quyết định cuộc đời thay bạn.

 

 

Bước 4: Tìm kiếm sự hỗ trợ
Bất kỳ người nào muốn thay đổi cuộc sống hiện tại đều cần đến sự giúp đỡ của bạn bè và người thân.

 

Có ba dạng người mà bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ:

 

  • Những người quan tâm  đến công việc của bạn

     

  • Những người ủng hộ đến công việc của bạn

     

  • Những người tin tuởng vào công việc của bạn Đây chính là những người hỗ trợ tích cực nhất.

     

Hãy lập ra danh sách những người bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ và phân loại họ theo 3 cấp bậc này . Hãy tập trung xây dựng quan hệ với những người hỗ trợ ở cấp 1 trong khi cố gắng họ thúc đẩy họ tiến liên cấp cao hơn.

 

 

Bước 5: Lường trước các rủi ro
Tất cả những ai quyết định theo đuổi niềm đam mê của mình đều đang cố gắng thay đổi cuộc đời thành 1 trong bốn chiều hướng sau: (mỗi hướng đòi hỏi các chiến thuật khác nhau)

 

  • Dạng 1: Nhiều tiền bạc và thời gian. Những người thuộc dạng này chấp nhận rủi ro cao do đặc tính tâm lý của tuổi trẻ và khả năng tài chính.

     

  • Dạng 2: Nhiều tiền bạc nhưng thời gian ít ỏi. Vì lý do tuổi tác, những ai thuộc nhóm này phải chấp nhận một số rủi ro. Tuy nhiên, họ lại thiếu sự ủng hộ vì hầu hết bạn bè đều cho rằng họ đã quá già để lao vào một sự thay đổi đầy mạo hiểm.

     

  • Dạng 3: Thời gian và tiền bạc đều ít ỏi. Khả năng rủi ro cho những ai thuộc nhóm này thường ở mức độ thấp. Tuy nhiên việc tìm kiếm sự ủng hộ lại rất khó khăn. Hầu hết chúng ta đều thuộc dạng này.

     

  • Dạng 4: Không có thời gian và tiền bạc. Tỷ lệ rủi ro trong nhóm này rất thấp. Ngoài ra, họ có thể tìm kiếm một ít sự ủng hộ để hướng đến mục tiêu làm điều mình yêu thích.

     

Vậy thì, chúng ta phải làm gì ?

 

  • Tính toán các rủi ro có thể xảy ra

     

  • Vạch ra các kế hoạch kiên định nhưng linh hoạt

     

  • Tạo nên sự hài hoà giữa khả năng và sự ham thích

     

  • Bổ sung kiến thức nếu cần

     

  • Trò chuyện với những người giống như bạn

     

 

Điều tệ nhất có thể xảy đến là gì?
Hãy nhớ là, bạn sẽ không thể chết hay trở thành kẻ lang thang nếu theo đuổi niềm đam mê của mình. Mặc khác, điều này không có nghĩa là bạn kiếm tiền được ít hơn. Tiền không phải là cân nhắc số một khi chọn lựa con đường sự nghiệp mới. Điều quan trọng là bạn đã không để cuộc sống trôi qua vô ích và đầy hối tiếc. Đừng bao giờ tỏ ra bất lực trước mọi tình huống, hãy làm những điều bạn yêu thích trước khi quá muộn.

 

 

 

 

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay