Năng động hay là ẩu ?

Lượt xem: 14,594

Năng động. Lúc nào bạn cũng có thể thăng tiến và được coi trọng. Nhưng nhanh nhẩu đoảng, đó lại là chuyện khác... Vậy bạn là mẫu nhân viên thế nào?

Năng động hay là ẩu ?

Bạn làm dịch vụ bán hàng. Khi một khách hàng "sộp" đặt số lượng hàng lớn và đề nghị bạn ghi hoá đơn tăng lên so với số tiền thực tế, với thoả thuận sẽ chia phần trăm cho công ty bạn. Bạn sẽ:
a. Rõ ràng là có lợi và chẳng mất gì. Tôi sẽ chiều ý khách (1đ).
b. Ngay lập tức từ chối đơn đặt hàng của ông ta (2đ).
c. Hẹn với ông ta một buổi khác (càng sớm càng tốt) để gặp sếp phụ trách bán hàng và cùng thoả thuận với sếp (3đ).

Nhận một công việc về làm trong 1 tuần. Bạn đủ khả năng giải quyết nó chỉ trong 4 ngày. Bạn sẽ:
a. Hoàn thành nó chỉ trong 4 ngày, mang đến nộp để ghi điểm với sếp (1đ).
b. Đúng 7 ngày sau tôi sẽ nộp cho sếp, như vậy sếp sẽ không có gì phàn nàn (2đ).
c. Dành 4 ngày để nghiên cứu thật kỹ, 1 ngày để làm và đến ngày thứ 6 thì nộp cho sếp (3đ).

Sếp đưa bạn vào một nhóm làm việc và giới thiệu bạn với chị trưởng nhóm để bạn học hỏi và trao đổi kinh nghiệm. Bạn sẽ:
a. Nhóm là một chuyện, những việc của tôi, tôi sẽ tự làm một mình, làm nhóm chỉ lộn xộn thêm thôi (1đ).
b. Tôi sẽ gặp nhóm trưởng, trao đổi riêng, thuyết phục chị về năng lực của tôi và đề nghị chị chấp nhận cho tôi làm theo đề án của cá nhân (2đ).
c. Làm cùng nhóm, mặc dù thời gian có thể sẽ dài hơn nhưng bàn bạc cũng ra thêm nhiều vấn đề (3đ).

Sau tuần đầu tiên làm việc tại công ty. Bạn sẽ:
a. Nghỉ ngơi, vì cho rằng tôi đã làm việc cật lực trong một tuần (1đ).
b. Trời ạ, sao còn nhiều việc phải làm thế, tôi sẽ mang về và tranh thủ làm trong ngày nghỉ (2đ).
c. Gác lại tất cả mọi việc, gặp gỡ một đồng nghiệp hoặc trưởng phòng, hỏi ý kiến về những việc mình đã làm trong tuần để có thể làm tốt hơn trong tuần sau (3đ).

Khi nhận một công việc chuyển văn thư rất phức tạp từ sếp và lo sợ mình sẽ nhầm lẫn. Bạn sẽ:
a. Từ chối hoặc thoái thác với sếp là bạn còn đang làm dở việc gì đó để không mang tiếng làm hỏng việc (1đ).
b. Khó tôi cũng có thể làm được! Bạn sẽ làm theo ngay lập tức.(2đ).
c. Ngồi nán lại và hỏi kỹ sếp về từng văn bản một, về những điều bạn còn thắc mắc, có thể xin thêm thời gian để hoàn thành nếu bạn cho là khó (3đ).

Vậy bạn là ai?

Từ 5 - 7 điểm:

Mẫu điển hình của kiểu "nhanh nhẩu đoảng"! Nếu bạn đang làm công việc bán hàng, kế toán hoặc thư ký thì phải xem lại cách làm việc của mình. Một người bán hàng không bao giờ tự tiện tăng số tiền ghi trong hoá đơn nếu công ty chưa có tiền lệ. Bạn làm mọi việc theo những tính toán cá nhân và thiếu chính xác. Đôi khi, bạn sống hẹp hòi và quá tự tin vào bản thân mình, làm việc theo cảm tính. Mọi người sẽ thấy bạn rất nhanh nhẹn, quyết liệt, nhưng lại dễ thất vọng vì bạn suy tính mọi việc rất nông cạn. Coi chừng đấy, sếp có thể tha thứ nếu bạn sai vì nóng vội từ 1-2 lần. Nhưng lần thứ 3 thì mọi thứ sẽ rất tồi tệ...

Từ 8-12 điểm:

Bạn có năng lực, có khả năng làm việc với áp lực thời gian lớn. Tuy nhiên bạn là người làm việc theo cảm tính là chủ yếu, không thực sự say mê với công việc, đặc biệt là không có thói quen chia sẻ cùng tập thể. Bạn đủ năng lực hoàn thành công việc với thời gian ít hơn người khác, nhưng lại thích kiểu: "Mặc kệ nó, đến hạn rồi hẵng hay". Hãy nhớ rằng cơ quan không phải là một cái chợ, và nếu bạn làm mọi thứ đều theo cảm hứng hoặc "nước đến chân mới nhảy" thì sẽ không còn cơ hội làm lại nếu bạn sai sót.

Từ 13-15 điểm:

Nhanh nhưng không ẩu. Đó là điều mà bạn có thể tự hào về cách làm việc của mình. Bạn biết lúc nào cần làm ngay, lúc nào nên thận trọng xem xét lại công việc. Bạn cũng là người có ý thức cầu tiến, biết kiểm tra lại mọi việc mình đã làm và hỏi ý kiến của người có kinh nghiệm để rút ra bài học cho mình. Bạn nhanh nhẹn, gọn gàng khi làm việc nhưng không tạo cho người khác cảm giác mình giống như một con thiêu thân. Có điều, đôi khi bạn phải bố trí thời gian cho hợp lý để có thể làm mọi việc đúng tiến độ và nếu việc gì chắc chắn thì nên quyết đoán hơn, đừng biến mình thành một người trẻ mà đã kỹ tính như một cụ già!

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay