Năng khiếu chỉ quyết định 1% thành công.
Lượt xem: 23,233
Có niềm tin, năng khiếu, cả đam mê đã đủ yếu tố trở thành một doanh nhân?... Chỉ có thể đem trọn vẹn tình cảm vào công việc một cách trân trọng nhất thì kết quả sẽ có những giá trị tương xứng.
Vì vậy, động lực chính của tuổi trẻ luôn là sự sáng tạo, năng lượng tuyệt vời của họ. Mong là tất cả các bạn có một sự khởi động sớm, đầy tâm huyết với chính công việc của mình - đó chính là nguồn lực mà không có gì thay thế được.
Các công ty nước ngoài nói chung có cách quản lý rất tốt. Bạn hãy tận dụng cơ hội mà làm việc như làm cho chính mình. Đó là cách hay nhất để học, để thành công, và để thấy cuộc sống có thú vị. Về vốn thì có nhiều cách. Góp vốn bằng công, kêu gọi vốn của người quen, nhà đầu tư... Đây là 1 sáng kiến đầu tiên mà bạn phải thành công đã thì mới có những thành công sau đó. Doanh nhân là người làm nghề kinh doanh. Mà kinh doanh là một nghề vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Một khi đã là khoa học thì phải học mới biết (vì đó là sự đúc kết của cả thế giới).
Một khi là nghệ thuật thì phải có năng khiếu mới làm được. Mà nói đến năng khiếu tức là nói đến tố chất bẩm sinh (trời cho). Cụ thể hơn, kinh doanh vừa giống như toán học (tính khoa học cao), vừa giống như hội họa (tính nghệ thuật cao). Đối với nghề kinh doanh, tính nghệ thuật cao hơn tính khoa học. Nếu không có năng khiếu về hội họa thì không thể nào trở thành họa sĩ được, cho dù có cố gắng học đến mấy đi chăng nữa. Làm kinh doanh cũng vậy. Nếu không có năng khiếu kinh doanh (tố chất bẩm sinh) thì có học kinh doanh cả đời cũng không trở thành doanh nhân thành công được.
Tuy nhiên, cũng cần phải phân biệt, nghề kinh doanh (doanh nhân) và nghề quản lý (nghề giám đốc, nghề CEO) là 2 nghề khác nhau. Có nhiều người làm nghề kinh doanh rất giỏi, nhưng lại không thành công lắm trong vấn đề quản lý. Và lại có nhiều người làm quản lý tốt nhưng lại không có khả năng làm kinh doanh.
Trên thế giới, 2 nghề này được phân biệt khá rõ nét, nhưng ở VN thì doanh nhân thường kiêm nhiệm công việc quản lý. Chính vì vậy, tố chất cần có của một doanh nhân thành công tại VN bao gồm cả tố chất của người làm nghề kinh doanh và tố chất của người làm nghề quản lý. Đối với nghề quản lý, tính khoa học và tính nghệ thuật tương đương nhau (nói một cách tương đối). Tóm lại, một số tố chất cơ bản cần có của một doanh nhân thành đạt là: - Về chỉ số: IQ, EQ, chỉ số vượt khó... cao - Về tư duy chiến lược tốt: Tư duy tổng hợp, tư duy phân tích, tư duy hệ thống, tư duy quy luật, tư duy logic... - Về tính cách: Nhanh nhạy, quyết đoán, rốt ráo, có óc tổ chức tốt, mạnh mẽ, chu toàn... - Về thần uy: Có khả năng chỉ huy bẩm sinh, có thần thái, phong cách của người làm chỉ huy... - Và những tố chất khác. Tuy nhiên, để trở thành một doanh nhân thành công, 99% là nhờ vào nỗ lực, 1% nhờ vào tố chất. 1% này tuy nhỏ, nhưng nếu không có 1% tố chất này thì 99% kia cũng không có ý nghĩa gì. Hy vọng bạn có đầy đủ tố chất của một doanh nhân thành công!
Trước hết, ý tưởng khởi sự kinh doanh phải được thẩm định và nghiêm túc xem xét kỹ lưỡng về tính khả thi của nó. Sự nhất trí cao đối với kế hoạch kinh doanh từ những người cùng khởi sự hoặc từ gia đình, bạn bè, đối tác là điều kiện không thể thiếu, mang tính chất cương quyết khi kêu gọi vốn. Một dự án sẽ trở nên không khả thi khi có quá nhiều người hoài nghi.
Tuy vậy, cũng có những ý tưởng "vượt tầm", chỉ cần 1 nhà đầu tư thông hiểu là có thể tạo ra những doanh nghiệp đầy sáng tạo. Đối với bạn trẻ VN, nguồn vốn từ gia đình cho dù rất ít ỏi cũng rất nên đáng suy nghĩ. Đó là sự ủng hộ của cha mẹ, người thân với những gì mà bạn đang làm.
Việc kêu gọi sự hợp tác kinh doanh, hùn hạp từ bạn bè là một việc kiên trì, đòi hỏi người chủ xướng phải kiên nhẫn và bền bỉ để bảo vệ ý tưởng của mình. Sẽ có những lúc doanh nhân trẻ cảm giác chẳng ai hiểu mình và điều đó có nghĩa là không ai cung cấp vốn cho mình làm.
Việc khởi sự luôn luôn phải đặt ra một loạt kế hoạch chi tiêu cho thời kỳ đầu, vậy hãy xem trong đề án của mình, thì khâu đầu tư nào có khả năng dễ hợp tác nhất. Thay vì có thể hợp tác cả dự án, thì có thể kêu gọi vốn hợp tác từng phần nhỏ. Không nên tự ái đòi hỏi quyền làm chủ tất cả cổ phần của mình. Một ý tưởng thông minh trị giá 20% cổ phần - điều đó cũng rất tuyệt vời để mời các nhà đầu tư tài trợ khởi sự.
Vấn đề là tài thuyết phục của các bạn... Việc khao khát khởi sự và làm chủ doanh nghiệp riêng của mình là ước mơ hết sức chính đáng của giới trẻ chúng ta. Tuy nhiên, việc chọn lựa cách thức và con đường đạt tới ước mơ của mình không sẵn có, trải ra trước mặt chúng ta đâu. Cũng không có doanh nhân thành đạt nào có những lời khuyên giúp ích được ngay.
Điểm mấu chốt đối với người khởi nghiệp là tìm hiểu cặn kẽ về chính bản thân, năng lực, sở trường và hoàn cảnh hiện tại của mình, với các câu : + Sở trường, năng lực và điểm vượt trội của mình là gì so với bạn bè cùng giới, cùng ngành. + Cá tính bản thân có phù hợp với việc làm lãnh đạo, tổ chức và đương đầu chịu trách nhiệm hay không. + Những thuận lợi bên ngoài, sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè, các mối quan hệ, vốn, khách hàng tiềm năng đã có sẵn chưa. + Cộng sự hợp tác cùng khởi nghiệp đã đầy đủ hoàn thiện trong đội ngũ chưa, họ có bổ sung các điểm yếu của bạn thân mình, làm gia tăng sức mạnh tập thể hay không. + Ngành kinh doanh chọn lựa có tiềm năng và sức tăng trưởng tốt trong thời gian sắp tới hay không. Đề án của mình có triển vọng lâu dài hay không và để đi xa thì mình có đủ sức hay không với tất cả "vốn" mình đang có.
Hãy tích cóp các kiến thức từ các môi trường chuyên nghiệp từ khi còn là một nhân viên cấp thấp, trải nghiệm qua một vài vị trí quản lý. Khi bạn đủ nội lực, tự khắc bạn sẽ thấy mọi việc trở nên sáng sủa và khởi sự với nhiều thuận lợi hơn.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :