Nấu ăn – Nghề có thu nhập cao

Lượt xem: 43,076
Du lịch và nhu cầu phát triển của cuộc sống trong những năm gần đây đã mở ra cơ hội rất lớn cho nghề nấu ăn, phục vụ nhà hàng, nó đang trở thành một nghề "thời thượng" có thu nhập cao và nhanh chóng tìm được việc làm.

Bằng cấp có quan trọng?


Trên thực tế, có rất nhiều đầu bếp giỏi, nổi tiếng trong nghề không phải vì bằng cấp mà chỉ từ cơ duyên, từ ý chí phấn đấu không ngừng và trái tim đầy đam mê với nghề. Những người này thường bắt đầu bằng công việc phụ bếp (nhặt rau, rửa bát, phụ việc...) trong nhà hàng, chăm chỉ học hỏi và tích lũy kinh nghiệm. Cơ hội sẽ thực sự đến với những người cầu tiến. Tuy nhiên, với nhu cầu "nóng", cần những người thích ứng ngay với công việc như hiện nay thì nếu được đào tạo bài bản qua các trường lớp dạy nấu ăn sẽ là ưu thế, giúp bạn nhanh chóng có các vị trí.

Để có được đầu bếp thạo việc, các khách sạn, nhà hàng lớn vẫn chấp nhận tuyển dụng sau đó đào tạo thêm. Theo kinh nghiệm của anh Đỗ Công Nguyên - nhân viên bếp khách sạn Hilton Hà Nội: Yêu cầu đầu tiên là phải biết nghề, thêm nữa là vốn ngoại ngữ. Đây vừa là điều kiện vừa là lợi thế giúp bạn nhanh chóng tìm được công việc ưng ý.

Nhu cầu tăng mạnh

Nhu cầu tuyển dụng vị trí làm bếp và phục vụ khách sạn, nhà hàng ngày càng tăng. Theo ông Trịnh Cao Khải - Trưởng khoa Quản trị - Chế biến món ăn (Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội), hiện mỗi năm trường đào tạo khoảng 2.000 học sinh cả 3 hệ, trong đó hệ trung cấp nghề khoảng 1.000 học viên, hệ trung học chuyên nghiệp khoảng 600-700, hệ cao đẳng là 100 và lớp sơ cấp nghề khoảng 200 học viên.

Ngoài trường cao đẳng Du lịch, Hà Nội có rất nhiều cơ sở đào tạo nghề nấu ăn đây là có cơ hội cho những ai muốn có nghề dễ kiếm việc làm. Cũng theo thầy Khải, nghề này có tính ổn định, tuổi thọ cao, càng làm việc nhiều thì giá trị nghề nghiệp càng cao và so với nhiều ngành nghề khác, mức thu nhập cũng cao hơn bởi hầu hết đã được bao ăn uống tại nhà hàng.

Trao đổi với chúng tôi, đại diện phòng nhân sự khách sạn Kim Liên (Hà Nội) cho biết: Luôn có nhu cầu tuyển nhân viên bếp kể cả lao động có tay nghề, bằng cấp, sau đó sẽ đào tạo thêm. Do đó cơ hội cho những người theo học nghề này rất lớn. Ngoài ra, hiện nhu cầu về XKLĐ nghề này cũng đang có xu hướng tăng, nhất là từ một số nước Trung Đông và rất nhiều kiều bào ta ở nước ngoài mở nhà hàng, khách sạn có nhu cầu thuê người Việt sang làm việc.

Có đáp ứng được?

Ông Phạm Hữu Thanh - Giám đốc nhân sự khách sạn Melia Hà Nội cho biết: "Trừ những vị trí quan trọng, những bạn đã học qua trường nghề chúng tôi đều tuyển không quá khắt khe. Có chuyên môn về bếp và vốn ngoại ngữ giao tiếp chuyên ngành là yêu cầu tối thiểu. Qua một năm làm phụ bếp, nếu chăm chỉ học tập, thực hành để chứng tỏ tay nghề, các bạn sẽ được lên làm chính".

Bà Nguyễn Thị Bích - Bếp phó nhà hàng Bobby Chinn (số 1 Bà Triệu, Hà Nội) chuyên phục vụ khách du lịch nước ngoài và khách của các khách sạn lớn - nhận định: Đây là một trong những ngành SV học xong dễ và nhanh kiếm được việc làm nhất. Điểm yếu nhất của các bạn theo nghề này là vốn tiếng Anh còn hạn chế mà thường những nhà hàng Âu thì yêu cầu rất cao về điểm này. Vì vậy, bên cạnh học nghề, các bạn trẻ cần chú trọng việc trau dồi vốn kiến thức ngoại ngữ. 

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay