Nên là “Ông chủ” hay “Người bạn”?

Lượt xem: 12,991

Nhà quản lý nào cũng muốn xây dựng mối quan hệ thân thiện, gần gũi với nhân viên của mình. Về phía nhân viên, trong bầu không khí cởi mở, hòa đồng nơi công sở và mọi người “vừa là đồng chí, vừa là anh em”, thì họ dường như sẽ làm việc chăm chỉ, năng suất hơn, gắn bó lâu dài hơn với công ty.

Nên là “Ông chủ” hay “Người bạn”?

Tuy nhiên, với tư cách nhà quản lý, bạn phải hết sức cẩn trọng trong việc xác định rõ ràng ranh giới giữa bản thân bạn và các nhân viên.

Làm rõ mối quan hệ: Để tạo dựng và duy trì sự kính trọng của nhân viên đối với bạn, trong khi họ vẫn cảm nhận được một tình bằng hữu bạn dành cho họ, bạn phải phân biệt được bản chất mối quan hệ giữa hai bên.

Bạn phải biết mục tiêu của mình là gì, các nhân viên có thể giúp bạn như thế nào để hoàn thành những mục tiêu đó, và họ có thể mong đợi những gì ở bạn. Nếu có thể truyền đạt rõ ràng những thông điệp đó, bạn sẽ loại bỏ được nguy cơ nhân viên hiểu sai về mối quan hệ giữa họ với bạn dẫn đến lối cư xử suồng sã, quá đà.

Hãy hoà đồng – nhưng chỉ tới một mức độ nhất định: Tại phần lớn các công ty, mọi người sẽ có rất nhiều dịp để sinh hoạt tập thể, ví dụ một bữa ăn trưa, buổi liên hoan sau giờ làm việc hay một hoạt động xã hội nào đó... Thật tuyệt vời nếu nhà quản lý cũng là một phần của tập thể và tham gia những buổi họp mặt đó.

Nhưng trong khi hoà đồng cùng các nhân viên, bạn cần đặc biệt thận trọng với rượu và đừng bao giờ là người ngồi lại sau cùng. Chắc hẳn bạn muốn giữ được hình ảnh đẹp trong mắt nhân viên của mình.

Không được thiên vị: Một trong những sai lầm tệ hại nhất mà bạn có thể mắc phải là đặc biệt chiếu cố một nhân viên nào đó trong công ty. Các nhân viên khác sẽ nhanh chóng nhận ra điều đó và không còn tin tưởng vào sự công minh của bạn nữa, từ đó hiệu suất làm việc của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Nếu bạn không chắc chắn rằng bạn có đang thiên vị một ai đó hay không, bạn hãy thử nghĩ xem tình cảm yêu mến mà bạn dành cho từng nhân viên như thế nào, mỗi cá nhân đã đóng góp những gì vào hoạt động kinh doanh của bạn.

Sau đó tự hỏi bản thân xem bạn đối xử với mỗi nhân viên như thế nào. Nếu sự đáp lại của bạn không tương thích với những gì các nhân viên xứng đáng được nhận, thì đã đến lúc bạn cần thay đổi hành vi và thái độ của mình.

Giữ kín các thông tin mật: Bất kể mức độ gần gũi giữa bạn và các nhân viên như thế nào tại văn phòng làm việc, bạn vẫn phải kiên quyết khước từ những đề nghị từ phía nhân viên về việc tiết lộ cho họ một số bí mật nội bộ. Những thông tin thuộc loại bí mật như lương thưởng, quyết định tuyển dụng, sa thải, thu nhập hàng quý …phải được giữ kín.

 Bạn sẽ không còn được nhân viên tín nhiệm, nếu những thông tin này sau đó được chia sẻ với các nhân viên khác và trở thành một thứ tin đồn không hay trong công ty. Thậm chí trong trường hợp xấu nhất, bạn có thể bị chính nhân viên của mình “bán đứng”, khi họ chuyển những thông tin đó cho các đối thủ cạnh tranh.

Không ngại đối mặt với khó khăn: Đôi lúc, một nhân viên nào đó - người mà bạn đánh giá cao và xem như bạn bè – có thể không làm việc hiệu quả như bạn mong đợi. Bạn có thể không muốn “làm lớn chuyện”, nhưng vì lợi ích chung của công ty, bạn cần nhìn thẳng vào vấn đề, cân nhắc xem hành vi của nhân viên đó ảnh hưởng thế nào tới tinh thần và năng suất làm việc của các nhân viên khác, tới lịch trình công việc, mối quan hệ với khách hàng, thời gian để khắc phục sai phạm, và quan trọng nhất là kết quả kinh doanh chung.

Trong trường hợp này, đầu tiên bạn phải đặt mình ở vị thế nhà tuyển dụng, sau đó mới là vị thế một người bạn. Nếu bạn có thể giúp đỡ nhân viên này lấy lại hiệu suất lao động như trước đây, hãy cố gắng làm như vậy. Ngược lại, bạn nên để nhân viên đó ra đi trước khi mọi việc đã quá muộn.

Luôn chân thành: Có thể bạn muốn là người bạn của tất cả nhân viên trong công ty, bởi vì bạn nghĩ rằng điều đó sẽ giúp tập thể mạnh mẽ hơn. Trong khi một vài khoá đào tạo quản lý nhấn mạnh rằng các “ông chủ” nên hỏi han nhân viên về cuộc sống cá nhân của họ, chẳng hạn như kế hoạch nghỉ cuối tuần, gia đình, con cái... song những chi tiết nhỏ nhặt đó có thể sẽ phản tác dụng, nếu nhà quản lý bị đánh giá là thiếu thành thật. Những lời hỏi thăm luôn là sợi dây thắt chặt thêm tình cảm gắn bó giữa công ty và nhân viên, tuy nhiên điều này cần xuất phát từ sự quan tâm chân thành của bạn.

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay