Nên mang theo gì khi đến dự phỏng vấn?

Lượt xem: 74,970

Khi đã được mời dự phỏng vấn, bạn cần chắc chắn rằng mình đã chuẩn bị kỹ càng, vì đây có thể là cơ hội duy nhất để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là ứng viên thật sự phù hợp với công việc. Ngoại hình, thái độ và cách bạn trả lời câu hỏi là yếu tố chính trong việc xác định liệu bạn có giành được công việc đó hay không, bất kể đó là công việc thực tập sinh, nhân viên tập sự hay giám đốc.

Sự cạnh tranh giữa các ứng viên luôn rất gay gắt, nhiều khả năng bạn chỉ là một trong số những người được phỏng vấn. Vì thế, hãy cố để lại ấn tượng tốt nhất nhằm tăng cơ hội được đi sâu tiếp vào các vòng trong, hoặc may mắn hơn nữa là sở hữu lời mời làm việc.

Nhằm giúp bạn có được sự chuẩn bị chu đáo, CareerViet.vn chia sẻ một số thông tin và lời khuyên tổng hợp như sau, cùng xem ngay nhé!

QUY TRÌNH PHỎNG VẤN VIỆC LÀM

Để chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn, điều quan trọng trước tiên là ứng viên phải hiểu quy trình phỏng vấn. Ban đầu, bạn có thể gặp một người quản lý tuyển dụng hoặc chuyên viên nhân sự. Công việc của họ là sàng lọc hồ sơ nhằm thu gọn lại danh sách ứng viên phù hợp nhất cho vòng phỏng vấn tiếp theo, nhiều khả năng liên quan đến quản lý.

Bất kể là bạn đang gặp ai cũng hãy cố tạo ấn tượng tích cực nhất! Vì những người phỏng vấn có thể sẽ thảo luận thêm với những người quan trọng khác có quyền ra quyết định lựa chọn bạn hay không.

Để chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn, điều quan trọng trước tiên là ứng viên phải hiểu quy trình phỏng vấn

Tùy thuộc vào vị trí ứng tuyển, đôi khi bạn cũng có thể được yêu cầu làm bài kiểm tra viết có giới hạn thời gian. Có thể nhà tuyển dụng muốn hiểu hơn về các kỹ năng hiện tại của bạn, điều này giúp họ cân nhắc và đưa ra quyết định tuyển dụng đúng đắn.

NÊN CHUẨN BỊ GÌ CHO BUỔI PHỎNG VẤN

Để chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn việc làm, bạn nên lưu ý kỹ những điều sau:

  • Trang phục.Bạn cần đảm bảo rằng mình sẽ xuất hiện với vẻ ngoài gọn gàng và sạch sẽ. Hãy ăn mặc phù hợp với buổi phỏng vấn bằng cách lựa chọn những loại trang phục công sở chuyên nghiệp như váy hoặc quần tây kết hợp với giày bít mũi. Các phụ kiện như túi xách, cà vạt và thắt lưng nên được cân nhắc thận trọng.
  • Đường đi.Nếu bạn không biết chắc nơi mình cần đến, hãy xem kỹ các chỉ dẫn và bất kỳ thông tin hướng dẫn nào mà người quản lý tuyển dụng đã đưa cho bạn. Ngoài ra, nếu bạn có nhận được email chính thức mời phỏng vấn, hãy mang theo đề phòng khi cần xác định lại thông tin. Hãy ước lượng xem bạn sẽ mất khoảng bao nhiêu thời gian cho việc đi lại bằng xe máy cá nhân hoặc phương tiện công cộng, bằng cách xem một ứng dụng bản đồ chẳng hạn như Google Map. Bên cạnh đó, hãy dành thêm 30 phút để “trừ hao” cho các sự cố bất ngờ trong quá trình di chuyển khiến bạn chậm trễ. Tốt nhất là bạn nên xuất hiện ở điểm hẹn 10 phút trước giờ hẹn.
  • Nghiên cứu công ty.Hãy chắc rằng bạn đã tìm hiểu kỹ lưỡng về nhà tuyển dụng tiềm năng trước khi đến dự phỏng vấn, bởi vì rất có thể bạn sẽ được đặt ra nhiều câu hỏi để đo lường mức độ hiểu biết, quan tâm của bạn đối với doanh nghiệp của họ. Hầu hết trang web của các công ty đều có phần "Giới thiệu" hoặc “Về chúng tôi” để cung cấp cho người xem cái nhìn khái quát về lịch sử công ty, mục tiêu, tầm nhìn… cũng như các giá trị quan trọng mà bạn học đã và đang theo đuổi.
  • Danh sách câu hỏi.Hãy luôn sẵn sàng một danh sách những câu hỏi, để bất kỳ khi nào cần thiết hoặc lúc người phỏng vấn đề cập đến thì bạn có thể nói ngay. Bạn cũng cần khéo léo đặt thêm các câu hỏi dựa trên cuộc trò chuyện, điều này sẽ thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn có kỹ năng nghe và hiểu tốt, đồng thời thực sự quan tâm đến công việc.

NÊN MANG THEO GÌ ĐẾN BUỔI PHỎNG VẤN

  • Giấy tờ tuỳ thân. Nếu bạn đến một công ty có văn phòng nằm trong các tòa nhà, bảo vệ có thể yêu cầu xuất trình giấy tờ tùy thân hoặc bạn cần nó để có đủ thông tin hoàn thành hồ sơ xin việc. Vì thế, hãy nhớ mang theo bên mình chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, bằng lái xe hoặc các loại giấy tờ khác có chức năng nhận dạng.
  • Sổ tay và bút. Đừng quên mang theo những thứ này vì có thể bạn sẽ cần phải ghi chú lại những thông tin quan trọng về công ty, người phỏng vấn, chi tiết công việc hoặc thậm chí là những câu hỏi xuất hiện trong đầu khi bạn đang dự phỏng vấn. Thêm vào đó, việc chu đáo mang theo sổ và bút sẽ cho phỏng vấn viên thấy rằng bạn đến gặp họ với tâm thế sẵn sàng và chuẩn bị kỹ lưỡng.
  • Tên người cần liên hệ. Hãy viết tên của phỏng vấn viên vào sổ tay/ điện thoại hoặc notepad của bạn. Không ai trong chúng ta muốn bị xấu hổ và khó xử vì không gọi được tên người đang phỏng vấn mình. Nhưng thực tế cho thấy, không hiếm trường hợp ứng viên vì lúng túng hoặc trí nhớ kém đã thực sự quên mất tên phỏng vấn viên dù họ vừa giới thiệu trước đó không lâu. Ngoài ra, bạn cũng cần phải biết tên của người đã sắp xếp buổi phỏng vấn cho mình nữa, để có thể liên hệ với bộ phận tiếp tân công ty hoặc khai báo cho bảo vệ toà nhà khi đến điểm hẹn.

Khi đã được mời dự phỏng vấn, bạn cần chắc chắn rằng mình đã chuẩn bị kỹ càng

  • Bản sao hồ sơ.Hãy in ra giấy và mang theo vài bản sao sơ ​​yếu lý lịch rút gọn (resume) của bạn để gửi cho những người có mặt trong buổi phỏng vấn theo yêu cầu hoặc khi thấy cần thiết. Giữ lại một bản cho chính mình, nó sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình chia sẻ thông tin hoặc điền tờ khai ứng tuyển theo mẫu của công ty.
  • Thông tin tham khảo. Hãy in ra giấy và mang theo danh sách người tham khảo để cung cấp cho nhà tuyển dụng. Thường thì mỗi ứng viên cần ít nhất 3 nguồn tham khảo và thông tin liên lạc của họ. Hãy chọn những người tham khảo có thể chứng thực khả năng liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển. Ngoài ra, hãy giữ lại một bản sao cho chính bạn trong trường hợp thông tin cần phải được ghi vào đơn ứng tuyển theo mẫu công ty.
  • Ví dụ mẫu về công việc. Tùy thuộc vào loại hình công việc bạn đang phỏng vấn, trong một số trường hợp, bạn có thể sẽ cần phải đưa ra ví dụ về các công việc mình đã, đang hoặc có thể làm được. Nếu việc in các tài liệu này ra là bất khả thi, hãy cân nhắc đến khả năng trình bày chúng bằng máy tính bảng hoặc máy tính xách tay.
  • Hồ sơ công việc (Portfolio). Đây là phương tiện hữu ích để bạn liệt kê và “đóng gói” tất cả các thành tựu, danh mục công việc từng làm, cùng thông tin nổi bật về bản thân liên quan đến nghề nghiệp để mang đến các cuộc phỏng vấn. Nó sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn rất biết cách tổ chức và có thể chuẩn bị cung cấp các nguồn tài liệu theo yêu cầu.

NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM HOẶC KHÔNG NÊN MANG THEO

Cần đặc biệt lưu ý rằng nếu bạn làm những điều sau đây khi dự phỏng vấn, có thể bạn sẽ phá hỏng cơ hội nhận việc của chính mình:

  • Đừng mang theo khẩu phần cà phê sáng của bạn.
  • Đừng dắt theo cha mẹ hoặc bất cứ ai khác đi cùng bạn đến nơi hẹn.
  • Đừng đội các loại mũ nón, tốt hơn hết là nên để nó ở nhà
  • Đừng nhai kẹo cao su hay ngậm kẹo mút.
  • Đừng sử dụng nước hoa có mùi quá nồng bởi bạn không thể biết được là ai đó trong văn phòng bị dị ứng với mùi hương hay không.
  • Đừng mặc quần áo như đang đi chơi hoặc đi ăn tiệc như quần jean, đồ tập thể dục, hoặc dép xỏ ngón.
  • Đừng xuất hiện với khuôn mặt nhợt nhạt, đầu tóc rối bù. Hãy chắc chắn rằng tóc của bạn sạch sẽ, gọn gàng và không loà xoà che hết mặt mũi.Đừng đến buổi phỏng vấn trong tư thế đang mải mê nói chuyện hoặc cắm cúi nhắn tin trên điện thoại di động. Hãy tắt điện thoại hoặc ít nhất là chuyển nó sang chế độ rung và cất nó trong túi, giỏ hoặc cặp sách trước khi bạn bước vào văn phòng.
  • Đừng áp đảo người phỏng vấn bằng vô số các loại khuyên hoặc hình xăm. Nếu bạn có nhiều vòng khuyên hoặc bông tai, hãy tháo chúng ra để chúng không gây phiền nhiễu cho cuộc trò chuyện công việc. Các loại bông tai đơn giản, nhã nhặn vẫn được chấp nhận. Và dù rằng không có nguyên tắc nào cấm cản hoặc không hẳn nhà tuyển dụng nào cũng ác cảm với hình xăm, phỏng vấn tìm việc cũng không phải là lúc để khoe hình xăm. Vì thế, bạn có thể chọn các trang phục để che bớt các hình xăm của mình.

HÃY TẠO ẤN TƯỢNG TỐT NHẤT

Chuẩn bị tốt có thể tạo cho bạn cơ hội tốt nhất để phỏng vấn thành công. Hãy chuẩn bị tinh thần bằng cách nghiên cứu kỹ lưỡng về công ty và xác định câu trả lời cho một số câu hỏi phỏng vấn thường gặp.

Nhìn chung, hãy thật bình tĩnh và tự tin trả lời những câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra. Đừng quá lo lắng, chỉ cần chuẩn bị đầy đủ những thông tin mà CareerViet đã chia sẻ trên đây, tin tưởng vào năng lực bản thân và thể hiện thật tốt. Truy cập website CareerViet để có thêm nhiều kiến thức bổ ích và “săn” cơ hội việc làm hấp dẫn, các công việc tại tại các tỉnh thành trên toàn quốc với nhiều vị trí cùng mức lương hấp dẫn. Đồng thời chuẩn bị cho mình một CV thật chuyên nghiệp tại CV Hay để có cơ hội việc làm tốt nhất!

Nguồn hình: Freepik

Hi vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn. CareerViet là nơi cung cấp cho bạn hàng ngàn đầu việc. Ngoài ra, nếu bạn có mong muốn tìm việc có lộ trình thăng tiến rõ ràng, hãy truy cập CareerMap

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

Bài viết khác

Cùng CareerViet tìm hiểu freelancer là gì, những lợi ích, thách thức của nghề này, và cách bắt đầu làm freelancer tại Việt Nam để tăng thu nhập hiệu quả.

Xem thêm

Interview là gì? Tìm hiểu cách chuẩn bị và trả lời phỏng vấn hiệu quả với các kỹ năng, lời khuyên và những bí quyết giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Xem thêm

Giới thiệu bản thân thường là câu hỏi đầu tiên trong buổi phỏng vấn và cũng là yếu tố then chốt chinh phục nhà tuyển dụng. Xem ngay cách giới thiệu sao cho ấn tượng nhé!

Xem thêm

Phỏng vấn là bước quan trọng quyết định thành công trong hành trình tìm kiếm việc làm. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng và tự tin chinh phục vị trí ứng tuyển, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng mềm. Trong bài viết này, CareerViet sẽ chia sẻ bí quyết hiệu quả giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!

Xem thêm

Project Manager là vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kiểm soát dự án cho đến khi dự án kết thúc

Xem thêm

Thực tập sinh chính là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, khám phá con đường sự nghiệp, tạo cho mình một lợi thế trên thị trường, tạo môi trường năng động

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay