Ngành nhân sự: Nghề khai thác… người

Lượt xem: 19,689

Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề nhân lực

Sẽ không có thành công mỹ mãn nếu không có một bộ phận nhân sự chuyên nghiệp để chăm nom cho “tài sản quý” của doanh nghiệp: người lao động.

Nhân sự là tài sản

Vào năm 1990, một số trường Đại học ở VN đã bắt đầu giảng dạy môn quản trị nhân sự nhưng ngay lúc đó khái niệm nghề nhân sự vẫn chưa được định hình một cách rõ ràng và cụ thể. Sau những năm đổi mới, với những kiến thức quản trị từ nước ngoài được du nhập về, các Phòng lao động tiền lương hoặc Phòng tổ chức cán bộ dần dần được thay đổi thành Phòng Nhân sự .

Các công ty của Nhật luôn coi trọng sự trung thành của nhân viên trong khi các công ty Mỹ quản trị theo kiểu sòng phẳng và rạch ròi. Phong cách quản trị nhân sự khác nhau tùy thuộc vào văn hóa khu vực và từng công ty. Dù theo phong cách nào đi nữa thì việc quản trị nguồn nhân lực phải đạt được mục tiêu của nó: giúp nhân viên đạt hiệu quả công việc cao nhất. Người lao động là tài sản quý của công ty và bộ phận nhân sự của các công ty đóng vai trò rất quan trọng trong việc “sắm sửa” và “bảo trì”, phát triển cũng như lập ra các quy trình để những “tài sản” này được sử dụng đúng cách, đem lại hiệu quả cao nhất. Tuy có vai trò quan trọng nhưng bộ phận nhân sự không tham gia quá sâu vào hoạt động sản xuất, kinh doanh. Họ chỉ có chức năng hỗ trợ - chứ không phải quản lý - cho các bộ phận khác. Phòng nhân sự đóng vai trò như một chiếc cầu nối giữa người chủ và nhân viên, giúp họ phối hợp nhịp nhàng để đạt hiệu quả công việc cao hơn.

Cần “cầu nối xịn”

Ở các công ty nước ngoài hay các công ty lớn, mỗi nhân viên của bộ phận nhân sự sẽ đảm trách một vị trí cụ thể như: Tuyển dụng; Lương; Đào tạo và Phát triển nhân viên... Trái lại, những doanh nghiệp nhỏ hay văn phòng đai diện, thường thì một nhân viên sẽ đảm trách tất cả các vấn đề liên quan đến nhân sự và hành chính, quản trị văn phòng như kham luôn cả việc đặt vé máy bay nếu nhân viên đi công tác! Không chỉ bó gọn trong việc tuyển dụng, sa thải hay giải quyết thôi việc, ngành nhân sự hiện nay được mở rộng hơn với các hoạt động: bố trí, đào tạo và quản lý nhân sự, phân tích công việc, hỗ trợ nhân viên, tư vấn quản trị và phát triển nguồn nhân lực...

Ông Nhan Quốc Vinh, Giám đốc kinh doanh Dịch vụ nhân sự của công ty L & A cho biết: “Mức lương trung bình của các nhân viên nhân sự của các công ty nước ngoài ở VN là từ 300- 500USD/tháng, từ 500- 1.000USD/tháng cho vị trí Trưởng phòng và từ 2.000-3.000USD/tháng cho vị trí Giám đốc Nhân sự”. Tùy theo qui mô công ty, tình hình tài chính và khối lượng công việc, những người làm nghề nhân sự ở các công ty VN vẫn có thể nhận được mức lương như các công ty nước ngoài. Với sự hấp dẫn về mức lương cũng như công việc vì học được cách nhìn người, tiếp xúc và quản trị con người; nghề nhân sự được dự báo sẽ là một trong những nghề “đỉnh”trong tương lai gần. Ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập, nhất là các công ty có vốn nước ngoài đầu tư vào VN cho nên nhu cầu nhân sự ngày càng tăng cao. Nắm bắt được nhu cầu này, các công ty hoạt động về lĩnh vực nhân sự được ra đời như: Markcom, Guidea, L & A... Mỗi công ty một thế mạnh khác nhau nhưng tất cả đều góp phần làm sôi động nghề nhân sự cũng như thị trường lao động.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay