Ngày đầu tiên đi làm
Lượt xem: 17,486Ngày đầu tiên đi làm có thể là ngày rất đáng nhớ. Bạn sẽ bước vào môi trường làm việc mới đầy bỡ ngỡ, mọi người nhìn bạn dò xét, từng cử chỉ hành động của bạn đều được quan sát kỹ dù không thấy họ nhìn mình.
Dưới đây là một vài lời khuyên từ các chuyên giúp bạn tạo được ấn tượng tốt nhất trong khả năng có thể.
Hãy đến sớm để đảm bảo nếu có tắc đường vào giờ cao điểm thì bạn vẫn đủ thời gian đến công sở. Nên kiểm tra vị trí của công sở mới trước ngày đầu tiên đi làm.
Chọn trang phục lịch sự, nhã nhẵn để tạo ấn tượng tốt.
Chuẩn bị kỹ: Hãy tìm hiểu tên người liên quan tới công việc của mình, cụ thể là cấp trên. Đừng quên mang theo sổ tay vì có thể có nhiều điều ghi chép. Nên chuẩn bị thái độ làm việc linh hoạt trong trường hợp bạn được yêu cầu phải làm bất cứ việc gì.
Hãy tự tin, thân thiện mỉm cười chào hỏi và bắt tay mọi người. Cố gắng nhớ tên và vị trí của họ. Những gì không rõ phải hỏi ngay, điều này chứng tỏ bạn là một nhân viên nghiêm túc, luôn quan tâm đến công việc và môi trường làm việc.
Đối với sếp càng phải tỏ ra ấn tượng, không chỉ ngày đầu mà là cả sau này, trong suốt thời gian bạn làm việc. Mọi người đều muốn làm tốt hết khả năng của mình để được nâng cao cấp bậc trong công ty. Một số người cho rằng để được thăng tiến, nên làm việc thêm ngoài giờ, luôn đúng hẹn và hoàn tất mọi việc được giao. Đây không là cách duy nhất để gây ấn tượng với sếp, còn có nhiều điều tưởng như nhỏ nhặt cũng có thể giúp bạn đạt được mục đích.
Nên để hết mọi chuyện riêng tư ở nhà. Một người làm công tốt là người có thể tách rời công việc và chuyện nhà, điều đó chứng tỏ bạn dành hết thời gian để làm việc khi ở văn phòng. Luôn vui vẻ lạc quan - nụ cười đem đến niềm vui, không những tốt cho bạn mà còn làm hăng hái tinh thần của cả công ty. Luôn đúng giờ - không ai muốn phải chờ đợi. Đừng hỏi những câu mà bạn có thể tự trả lời.
Sếp của bạn nhận được hàng trăm câu hỏi một ngày, đừng để sếp thấy bạn lười suy nghĩ. Phải sẵn sàng chịu trách nhiệm về hành động của mình - những lời bào chữa luôn làm bạn yếu ớt, hãy tạo ấn tượng với sếp bằng những gì bạn đã được học và thừa nhận lỗi của mình hơn là bào chữa.
Cố gắng tìm giải pháp cho mọi vấn đề, dành thời gian để tìm những giải pháp có thể được, sếp sẽ rất ấn tượng khi bạn đem đến một vấn đề và hướng giải quyết vấn đề đó. Hãy biết kiềm chế, không dễ kích động - đừng điện thoại hoặc gởi email lúc bạn đang giận dữ hay thất vọng mà cố gắng nguôi đi và trả lời một cách điềm tĩnh, sếp sẽ thán phục sự khéo léo ngoại giao của bạn. Ngoài ra, cũng đừng làm mọi người chán nản vì những lời phàn nàn của bạn. Điều đó không giải quyết được gì cả, nên đưa vấn đề đến người thích hợp và tìm hướng giải quyết.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :