Nghề dễ gây trầm cảm nhất

Lượt xem: 14,217
Một nghiên cứu thú vị mới đây của tạp chí Sức khỏe (Health) của Mỹ vừa tiết lộ thông tin về những nghề dễ gây trầm cảm ở người lao động trong xã hội Mỹ hiện nay. Có vẻ kết quả khảo sát này cũng trùng khớp với tình hình công việc ở bất kỳ quốc gia nào.

Kết quả khảo sát cho thấy: có tới 11% số người làm công việc chăm sóc người già, người tàn tật, trẻ em thường xuyên bị trầm cảm. Chính áp lực công việc là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở những đối tượng này và mỗi đợt như vậy có thể kéo dài đến cả tháng làm cho tinh thần và sức khỏe của họ bị sa sút nghiêm trọng. Những biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi một người bị trầm cảm là mất ngủ, kém ăn, thiếu tập trung, buồn kéo dài, cơ thể mỏi mệt…

Theo sát nút, xếp vị trí thứ hai trong bảng khảo sát này là các nhân viên phục vụ tại nhà hàng, quầy bar; nhân viên lễ tân, trực điện thoại; tiếp viên hàng không. Có khoảng 10,3% số người làm việc trong những ngành này thừa nhận chính công việc bận rộn nhưng đơn điệu, những tác động qua lại trong môi trường làm việc, cộng thêm việc luôn phải mỉm cười nhã nhặn với khách hàng trong mọi tình huống làm cho họ bị trầm cảm. Thậm chí có ý kiến cho rằng đã đến lúc phải xem lại quan niệm khách hàng là thượng đế và nên coi trọng hơn những người làm công việc dịch vụ.

Xếp vị trí thứ ba trong danh sách là những người làm công tác xã hội với tỉ lệ khoảng 9,6%. Cuộc nghiên cứu cho thấy các kỹ sư, kiến trúc sư và giám sát viên là những người ít bị trầm cảm nhất với thống kê chỉ có 4,3%.

Trung bình có khoảng 7% số người lao động bị trầm cảm, phụ nữ thường dễ trầm cảm hơn nam giới, và người trẻ cũng dễ mắc trầm cảm hơn người già. Trầm cảm không chỉ làm tinh thần và sức khỏe của người lao động bị suy kém nghiêm trọng mà còn tác động trực tiếp đến hiệu quả công việc và gây tổn thất nặng nề về kinh tế. Chỉ tính riêng ở Mỹ, căn bệnh trầm cảm tạm thời ở người lao động đã làm thiệt hại nền kinh tế mỗi năm trên 40 tỷ USD. Con số này cũng chỉ mới tính đến phần năng suất lao động bị suy giảm và chưa tính đến các loại tổn thất khác.

Để tránh căn bệnh “không của riêng ai” trên, bạn cần biết cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Đừng vì quá tham công tiếc việc mà rơi vào tình trạng mệt mỏi, căng thẳng. Hãy tìm cách “sạc năng lượng” cho bản thân để luôn tươi trẻ và yêu đời. Có một câu danh ngôn rất hay chúng ta có thể áp dụng trong trường hợp này “Hãy làm công việc mà bạn yêu thích và bạn sẽ không phải làm việc vất vả một ngày nào trong đời!”.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay