Nghề hot - Nên hay không?
Lượt xem: 18,951
"Nghề hot" đang thu hút mạnh sinh viên ra trường |
"Nghề hot, nghề mốt, ra trường lương cao, cơ hội làm việc lớn, môi trường hấp dẫn luôn là những thông tin khiến SV đổ xô vào theo học. Nhưng đằng sau đó vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra không dễ trả lời...
"Hot" chỉ khi bạn đam mê và có tố chất
Trang cá tính, hiện đại, bùng nổ và luôn tràn đầy sự hoạt bát. Cô mang đậm hình ảnh của một copywriter năng động. Cô cười "Khi bạn làm copywriter, cả cuộc sống của bạn sẽ ngập tràn những không gian sáng tạo, những khám phá liên tục, những yêu cầu thử thách...". Giang học điện tử viễn thông nhưng tấm bằng kỹ sư không đưa cô đến phòng kỹ thuật của công ty nào đó, mà cái sự "thích được đi nhiều, thích được làm những việc hoành tráng" đưa đẩy cô trở thành người tổ chức sự kiện.
Những nghề nghiệp đa dạng phong phú ra đời, lương thưởng cao, môi trường làm việc hấp dẫn. Những yêu cầu mới, thử thách mới của nghề tạo điều kiện cho bạn khám phá, phát huy và trau dồi nhiều năng lực tổng hợp của bản thân. Tuy nhiên, một nghề hot có thể trở nên bình thường khi nguồn nhân lực và nhu cầu của xã hội bão hòa. Cơ hội làm việc không nhiều nữa, tiền kiếm được cũng ít hơn... điều gì có thể giữ ngọn lửa trong tim bạn còn cháy? Đó chính là niềm đam mê. Với Giang sự đam mê chính là động lực bạn trụ vững trước công việc đòi hỏi khắt khe về thời gian: "Tớ đi suốt ngày, về nhà lúc 1h sáng, rồi hay phải lọ mọ dậy lúc 4, 5 giờ sáng để chuẩn bị đi công tác. Còn khi làm việc, có những lần 5, 6 đêm không ngủ là chuyện bình thường. Chưa kể, tổ chức sự kiện là nghề phụ thuộc vào... thời tiết, khách hàng - tức là phụ thuộc vào những thứ mình khó lòng kiểm soát".
Đừng chạy theo trào lưu
Bạn có thể trở thành một người nổi bật giữa đám đông nếu bạn đang làm nghề hot. Bạn có thể nhận được những ánh mắt ngưỡng mộ của những người xung quanh khi bạn làm công việc đi cùng thời đại. Điều này cũng giống như bạn đi một đôi giày thủy tinh lấp lánh. Nhưng, "người ta không thể học công nghệ thông tin khi không thích thú với ngôn ngữ toán học, tính logic, tháo lắp máy móc hay tự mày mò thiết kế từ những phần mềm mới". - An tâm sự sau 4 năm theo ngành Công nghệ thông tin - "Cả nhà tớ làm nghề giáo, bản thân tớ cũng có ít nhiều năng khiếu giảng dạy. Nhưng tớ đã chọn công nghệ thông tin vì nó thời thượng. Tớ mệt mỏi với đồ án hàng đêm. Thi cử không phải là dịp để trưng bày sản phẩm hoặc trao đổi với thầy cô giáo về những gì mình làm được mà là nỗi kinh hoàng".
Chung Chí Công hiện đang làm cho công ty hàng đầu Cli2per Indochine chuyên về thiết kế ý tưởng quảng cáo, hệ thống nhận diện và tư vấn chiến lược cho thương hiệu cho rằng: "Một nghề càng hot bao nhiêu thì khả năng bạn bị một người khác giỏi hơn thay thế càng cao bấy nhiêu. Tuy nhiên một bộ phận các bạn lại không ý thức được điều này, tham gia theo trào lưu mà không xác định đúng mức những rủi ro có thể gặp phải. Tôi đã chứng kiến một vài người bạn của tôi ra trường làm trái ngành, cố gắng chạy theo trào lưu và trong thời gian ngắn bị đuối sức, chấp nhận quay về con đường gia đình đã chọn sẵn". Đồng quan điểm với Công, Mạnh Cường, hiện làm việc tại một công ty sản xuất và kinh doanh phần mềm, thực hiện các dự án CNTT cho thị trường Việt Nam và Nhật Bản cũng cho rằng: "Đa số giới trẻ bây giờ nghĩ nghề hot đồng nghĩa với lương cao mà chưa để ý đến nhiều yếu tố quan trọng khác, điều này khiến họ sẽ phải đối mặt với rất nhiều áp lực không lường trước được trong công việc".
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học lao động xã hội Việt Nam: |
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Tuyển giáo viên tiếng Trung | Chăm sóc khách hàng Viettel tuyển dụng | Tuyển dụng kế toán mới ra trường | ngo tuyển dụng | việc làm tiếng hàn tại hà nội | tiếng anh phiên dịch | pmc tuyển dụng