Nghề PR cần luật

Lượt xem: 20,284

Ngành PR (Public Relations - Quan hệ công chúng) ở VN gần đây có sự phát triển mạnh. Nhưng cùng những hoạt động PR chân chính, vẫn còn các chiến dịch tiếp thị hình ảnh phóng đại, thông tin không minh bạch. Ảnh hưởng lớn đến dư luận, vậy mà nghề PR vẫn chưa có quy định hoạt động và hành lang pháp lý.

 

Nghề PR cần luật

Nguồn ảnh: Freepik


Luật: Mỗi nơi một ít

VN hiện có hơn 150 Cty hoạt động PR, các Cty trong nước chiếm tới 95% thị phần, thậm chí nhiều Cty đăng ký kinh doanh dịch vụ khác nhưng cũng nhảy sang làm PR. Ngoài những Cty tên tuổi được khẳng định qua các sự kiện ảnh hưởng tốt đến xã hội còn nhiều Cty làm ăn chụp giật. Những người cung cấp dịch vụ đã bỏ qua những rào cản, cạnh tranh không lành mạnh, thông tin dễ dãi, lợi dụng mặt trái của PR để đưa ra những thông tin bất lợi cho đối thủ.

Công chúng là người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi giữa một "biển" thông tin, đánh bóng thương hiệu, tên tuổi thái quá, khó có thể tìm được một địa chỉ tin cậy. Xảy ra tình trạng trên bởi chưa có luật định hoạt động PR. Theo luật sư Lê Kim Giang (Văn phòng luật sư Hưng Giang), tuy chưa có luật cụ thể nhưng những người làm PR vẫn phải tuân theo các nguyên tắc hành nghề nhất định. Các quy định nằm rải rác mỗi nơi một ít luật như: Doanh nghiệp, Báo chí, Sở hữu trí tuệ, Cạnh tranh, Dân sự...

Hoạt động đa dạng nên người làm PR phải hiểu quy định cụ thể trong lĩnh vực của sự kiện thực hiện. Nguyễn Thu Thuỷ - NV PR Cty P&T Media cho biết: "Cty thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về kỹ năng PR, nhưng các quy định về luật thì chúng tôi phải tự tìm hiểu, thu thập kiến thức ở các kênh thông tin. Mỗi một sự kiện lại liên quan đến các điều luật khác nhau nên rất cần nắm rõ quy định".

Hiệp hội nghề: Rất cần

Đó là ý kiến của bà Đinh Thị Thuý Hằng - Trưởng khoa Quảng cáo và Quan hệ công chúng, Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Theo bà Hằng, VN cần sớm có một luật về quan hệ công chúng bao gồm các nguyên tắc, chuẩn mực khung định hướng các hoạt động PR, phương tiện PR, quy trình thực hiện PR. Luật này phải đảm bảo tính tương thích với hệ thống pháp luật trong nước, tương thích với các quy định của PR quốc tế khi hội nhập. Muốn thực hiện được điều đó, cần thành lập hiệp hội nghề quan hệ công chúng để có hành lang pháp lý cụ thể, bảo vệ người làm PR và khách hàng.

Hiện chưa có NV quan hệ công chúng được đào tạo bài bản tại một trường ĐH ở VN. Khóa đầu tiên của ngành này tại HV Báo chí & Tuyên truyền vẫn chưa ra trường. Giáo trình giảng dạy chủ yếu do các thầy cô trong khoa tự biên soạn, chỉ có một môn học là "Đạo đức nghề PR" cung cấp cho SV những nguyên tắc hoạt động. Vì vậy, sự ra đời của Luật Quan hệ công chúng sẽ giúp những người làm PR chuyên nghiệp trong tương lai có điều kiện tiếp cận sớm và hoạt động hiệu quả hơn.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Việc làm Trảng Bom

Tìm việc làm Cà Mau

Việc làm Mỹ Phước 3

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay