Nghề...săn người

Lượt xem: 13,367

Bên cạnh những người mẫu, ca sĩ, diễn viên nổi tiếng được mời quảng cáo cho sản phẩm, hiện nay các công ty quảng cáo có xu hướng kiếm tìm những gương mặt mới, đã phần là người mẫu không chuyên để khỏi "đụng hàng", tránh nhàm chán trong mắt người tiêu dùng. Thế là cơn sốt "săn" người mẫu quảng cáo bắt đầu, hình thành nghề casting (tìm người mẫu).

Nghề...săn người

Thú vị, mới mẻ và... rủi ro

Họ là những người còn rất trẻ, năng động, duyên dáng, ăn mặc gọn gàng và có khả năng bắt chuyện rất nhanh. Trong tay họ luôn lăm le chiếc máy ảnh kỹ thuật số, nếu tiếp cận được đối tượng mình cần tìm là tranh thủ chớp ngay vài tấm hình làm dữ liệu.

Lê Nguyễn Vành Khuyên - trưởng phòng casting công ty cung cấp người mẫu Stylish, mới 24 tuổi, đã có 2 năm tuổi nghề. Cô vốn tốt nghiệp ngành đồ họa, khởi nghiệp bằng công việc tìm kiếm người mẫu. Chưa có kinh nghiệm, nhờ sự hưỡng dẫn của đàn chị - người mẫu Bùi Việt Hà một trong những "chuyên gia" casting, cô nhanh chóng bắt nhịp với công việc.

"Thú vị, nhiều mới mẻ nhưng cũng không ít rủi ro - Khuyên nói về nghề - Công việc này có kiểu làm hơi... khác người. Việc đầu tiên là xác định địa bàn trọng điểm để tìm người mẫu tiềm năng, lân la tiếp cận, gợi chuyện với họ. Địa bàn tìm người rất rộng, là những nơi tập trung nhiều người như: siêu thị, trung tâm thương mại, cao ốc, văn phòng, quán cà phê; thậm chí cả vũ trường, bệnh viện nếu như khách hàng đòi kiếm một người mẫu có phong cách thật sự sôi động, bụi bặm hay một phụ nữ mang thai".

Hơn 30 tuổi, Hiệp Văn được xem là khá dày dạn kinh nghiệm trong nghề casting. Trong tay anh có cả "núi" dữ liệu người mẫu từ chuyên nghiệp đến không chuyên, già, trẻ, gái, trai, mập, ốm, cao, thấp, có dáng vẻ phúc hậu, dáng vẻ tinh nghịch... Sẵn có lợi thế là "dân" chụp ảnh quảng cáo, làm việc với người mẫu thường xuyên, anh trở thành đối tác quen thuộc đối với các hãng quảng cáo. Ban đầu, anh không có ý định làm casting chuyên nghiệp, mà chỉ "nhân tiện cộng tác". Không ngờ nhu cầu cần gương mặt mới ngày càng nhiều, anh mở ngay công ty, hình thành đội ngũ cộng tác viên "săn" người mẫu hẳn hoi. Đa phần những cộng tác viên này là học sinh, sinh viên, vừa  năng động, dạn dĩ lại chịu khó.

Dù có nhiều kinh nghiệm trong việc casting người mẫu, nhưng Bùi Việt Hà - chủ nhân công ty Visual.com, cũng không ít lần dở cười dở mếu. Cô kể: "Có lần chúng tôi tìm được một gương mặt nữ có vẻ đẹp rất hợp với sản phẩm để chụp hình quảng cáo. Thỏa thuận xong cátsê, đến ngày đi gặp khách hàng và chụp thử thì người yêu của cô ấy chạy đến... lôi về. Cả đoàn làm phim ngơ ngác, tiếc nuối vì hụt mất một gương mặt ưng ý".

Vành Khuyên cũng vài lần nếm mùi thất bại. Có những gương mặt tưởng chừng đã chắc "100% trong tay" nhưng đến phút chót lại phải bỏ, chỉ vì người mẫu không thuyết phục được người nhà (vì đa số họ chưa bao giờ làm nghề người mẫu quảng cáo). Gặp những trường hợp này, coi như công sức tìm kiếm, thuyết phục trước đó thành "công dã tràng".

Đầu tư ít, thu nhập nhiều

Nghề casting có đặc điểm không bó buộc thời gian, không cần đầu tư nhiều vốn liếng, chủ yếu là dựa vào quan hệ. Ngoài khoản bồi dưỡng đi lại, mỗi tháng "đi săn" có thể đem lại thu nhập trên 2 triệu đồng. Mỗi khi tiếp cận được đối tượng, họ chụp hình, xin số điện thoại ngay và chỉ cần đến công ty mỗi tuần một lần để nộp ảnh. Nếu công ty "chọn mặt", họ sẽ gọi người mẫu đến chụp thử. Mọi công đoạn sau đó thuộc về công ty quảng cáo.

Với sinh viên, tham gia công việc casting có thể mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp. Đã có người chứng tỏ được khả năng trong nghề, sau đó được công ty quảng cáo lớn mời về phụ trách hẳn khâu casting diễn viên. Thường thì những người có kinh nghiệm một vài năm cùng lập nhóm làm riêng, tiếp cận trực tiếp khách hàng. Tuy là nghề mới trên thị trường lao động VN, nhưng người làm casting đang từng bước chuyên nghiệp hơn, không chỉ tìm đúng gương mặt khách hàng cần, họ còn có thể nắm sở trường, sở đoản, chi tiết đời tư của người mẫu quảng cáo. Những "thông tin bên lề" này sẽ giúp khách hàng trù liệu, tránh thiệt hại nếu như "vớ phải người đại diện cho sản phẩm mà có scandal còn "tiếng tăm" hơn sản phẩm thì khổ!".

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay