Nghệ sĩ ẩm thực

Lượt xem: 12,937

Vượt qua 16 nước để giành 2 huy chương vàng tại cuộc thi nấu ăn do Hiệp hội Súc sản và Thực phẩm Úc tổ chức tháng 9-2005, đội đầu bếp của khách sạn Sofitel Plaza Saigon với 3 bạn còn rất trẻ đã chinh phục ban giám khảo bằng những món ăn và văn hóa ẩm thực Việt.

Nghệ sĩ ẩm thực

Tại diễn đàn ẩm thực châu Á - Thái Bình Dương của Hiệp hội Đầu bếp thế giới ở Brisbane (Úc), trong đêm chung kết cuộc thi nấu ăn do Hiệp hội Súc sản và Thực phẩm Úc (MLA) tổ chức ngày 4-9-2005 có đại diện 16 quốc gia tham dự. Mỗi đội 3 người trong độ tuổi dưới 32 và một bếp trưởng, cùng chế biến ngay một thực đơn 4 món dựa trên những nguyên liệu bốc thăm từ một “hộp đen” đựng những thực phẩm được ban tổ chức lựa chọn trước khi cuộc thi diễn ra chỉ 1 ngày.

Thực đơn 22 người ăn trong 1 giờ

Đoàn Việt Nam do ông Sakal Phoeung, bếp trưởng khách sạn Sofitel Plaza Saigon, làm trưởng đoàn cùng 3 thành viên trẻ Ngọc Lân, bếp trưởng điều hành tại khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội; Thanh Long, 28 tuổi; Minh Nguyệt, 22 tuổi, đang là những đầu bếp chính của khách sạn Sofitel Plaza Saigon. Toàn đội được chuẩn bị suốt 1 ngày cho thực đơn 4 món của mình để phục vụ 22 người ăn. Với nguyên liệu là một con cá tuyết và một ít gia vị, thông thường, để thực hiện được món ăn này phải mất 3 tiếng đồng hồ, nhưng cuộc thi đòi hỏi phải ra cho được thực đơn chỉ trong vòng 1 giờ. Lân và Long cùng thực hiện món chính, còn Nguyệt đảm nhận món tráng miệng với nguyên liệu gồm dưa hấu, nho và kem tươi. Sau khi thực hiện xong và trình ra ban tổ chức chấm và nếm thử, toàn đội hoàn toàn bất ngờ vì được nhận cùng lúc 2 huy chương vàng cho món chính ngon nhất và thực đơn trình bày đẹp nhất trước những cặp mắt thán phục của bạn bè đồng nghiệp các nước.

Thi đấu hết mình

Những đầu bếp đoạt giải kỳ này còn rất trẻ tuổi đời lẫn tuổi nghề, lần đầu xuất ngoại và cũng là lần đầu xuất hiện trong một cuộc thi quy tụ những chuyên gia ẩm thực hàng đầu trên thế giới. Nhưng chính sự tự tin và sự phối hợp tuyệt vời của cả một tập thể đã giúp họ dễ dàng vượt qua rào cản về ngôn ngữ và chất liệu nấu ăn lạ để chạm tay vào chiến thắng. “Toàn đội chúng tôi đã phải nghiên cứu suốt 1 ngày để thực hiện thực đơn 4 món của mình. Đến ngày thi đấu chúng tôi đã phải làm việc suốt từ 7 giờ sáng đến 12 giờ đêm” - bếp trưởng Sakal Phoeung nói- “Tất cả các thành viên đều đã thi đấu, hết mình. Điều quan trọng là chúng tôi đã học thêm nhiều kinh nghiệm ở lần thi đấu này từ những đội đầu bếp hàng đầu của các nước bạn”.

Khổ luyện dài ngày

Muốn nấu ăn ngon cần phải kết hợp nhiều yếu tố mà ở đó bàn tay và khối óc sáng tạo của người thực hiện luôn đóng vai trò chủ đạo. Để trang trí trên món ăn những họa tiết, hoa văn đạt đến một giá trị thẩm mỹ nhất định, không phải ai cũng làm được. Trước khi trở thành đầu bếp giỏi, các thành viên trong đoàn đều trải qua một thời gian dài khổ luyện. Thật ít ai có thể ngờ rằng Thanh Long đã có một thời gian dài làm tạp dịch cho khách sạn Sofitel Plaza Saigon, trải qua những công việc như rửa bát, cọ sàn. Còn Minh Nguyệt, ngày cô bước chân vào nghề chưa đầy 18 tuổi, phải thử việc 5 tháng mặc dù đã tốt nghiệp Trường Trung học Kỹ thuật Lý Tự Trọng. Đến nay, họ trở thành đầu bếp chính đảm nhận những công việc đòi hỏi vừa khéo tay vừa có nhiều kinh nghiệm của hệ thống khách sạn Sofitel Plaza mà Lê Ngọc Lân là một điển hình. Anh đã trở thành bếp trưởng điều hành ở Sofitel Plaza Hà Nội.

Nghề đầu bếp này lạ lắm!

Minh Nguyệt, 22 tuổi, một trong những đầu bếp chính của khách sạn Sofitel Plaza Saigon, tâm sự: “Mỗi nghề có một đặc thù riêng, nhưng riêng nghề đầu bếp này lạ lắm! Cứ mỗi khi bắt tay vào công việc, choàng tấm áo và chụp chiếc mũ dài trên đầu là mê mải với công việc, gần như không biết gì đến xung quanh, có khi còn quên cả uống nước, quên cả người thân ở bên”. Nhưng chính những tác phong làm việc rất nhanh và hết mình như thế tạo cho người đầu bếp luôn phải tận tâm với công việc, và chỉ có như thế thì nghệ thuật ẩm thực mới thăng hoa được

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay