Nghệ thuật khích lệ nhân viên

Lượt xem: 34,594

 

Nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định sự sống còn, thành bại của mỗi công ty. Nếu nhân viên của bạn được khích lệ, họ sẽ cùng bạn vượt qua khó khăn để xây dựng công ty phát triển lớn mạnh. Do đó, một sự động viên dù nhỏ cũng sẽ khiến cho công việc trôi chảy và bản thân mọi người thoải mái hơn rất nhiều.

Richard Branson - một trong số những tỷ phú giàu nhất thế giới - từng nói: “Khi bạn khuyến khích, con người phát triển; khi phê bình, họ tàn lụi”. Người lãnh đạo giỏi phải biết khuyến khích nhân viên và “đầu tư” tình cảm cho họ.

1. Tìm hiểu lí do

Đã bao giờ bạn nổi cáu vì nhân viên nghỉ quá ngày phép trong một tháng vì những lý do mà bạn cho là "lãng xẹt", không chính đáng chưa? Nếu đã từng xảy ra như vậy, tức là bạn đã làm hỏng môi trường làm việc giữa bạn với nhân viên của bạn. Đôi lúc, nhân viên của bạn có thể nghỉ làm vì những lý do "không đâu", "tầm phào" thật. Hãy nán lại một chút, đặt bản thân mình vào vị trí người khác, tìm hiểu lý do thực sẽ tốt hơn nhiều.

Biết đâu một ngày nào đó bạn phát hiện ra rằng họ nghỉ việc không phải vì ốm mà vì trong công ty, có sự mâu thuẫn nhỏ to giữa các nhân viên. Nếu điều này được phát hiện ra sớm, chắc chắn bạn sẽ kịp thời giải quyết được những trục trặc trong nội bộ, sớm lập lại sự tôn trọng giữa các nhân viên hơn là đùng đùng nổi giận. Lúc ấy, bạn sẽ cần khích lệ nhân viên để họ giảm thiểu căng thẳng.

Một lời khích lệ sẽ mang lại cho nhân viên sự thúc đẩy để tránh những lần nghỉ không cần thiết. Nó có thể giúp nhân viên quyết định đi làm thay vì ở nhà ngủ một giấc thật đã hay xem ti vi chẳng hạn... Nếu sự vắng mặt của nhân viên liên quan đến những vấn đề về sức khoẻ hoặc một người trong gia đình họ bị ốm, lãnh đạo cần gợi ý tổ chức công đoàn và các hội, các nhóm trong tổ chức... xem xét, thăm hỏi để giúp nhân viên này trở lại làm việc đầy đủ trong thời gian sớm nhất.

2. Trả lương theo năng lực

Không phải lúc nào bạn cũng kè kè ở bên cạnh để có thể theo dõi từng nhân viên một. Làm thế nào để biết trong một sản phẩm nào đó của nhóm, ai là người đóng góp nhiều công sức hơn? Bạn có lường trước được tình huống sẽ có những nhân viên làm việc tốt và giỏi hơn cấp trưởng phòng, phó phòng bộ phận?. Để trả lời câu hỏi này quả thực không đơn giản. Để xác định đúng năng lực của nhân viên cho mức lương dự kiến, càng khó khăn hơn nhiều.

Trả lương cho nhân viên theo năng lực là cách làm có ý nghĩa khích lệ rất lớn đối với những người thực sự có tài và xuất sắc. Thế nhưng, để có sự khích lệ một cách công bằng, nhà quản lý cần thiết lập một hệ thống tính lương hợp lý và đánh giá đúng hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên trong công ty.

3. Biết cách thể hiện cảm xúc

Một lãnh đạo giỏi không những phải có chỉ số thông minh cao mà còn phải trau dồi cho mình năng lực về cảm xúc. Sự căng thẳng sẽ bị khỏa lấp nếu như bạn bước vào, nhìn nhân viên với một nụ cười rạng rỡ. Một nét tươi trên khuôn mặt người lãnh đạo có thể tạo lên hiệu ứng mạnh mẽ lên những nhân viên. Sẽ thật tuyệt nếu như bạn có thể khiến mọi nhân viên của mình sở hữu niềm hạnh phúc như nhau, không phân biệt cấp bậc và tiền lương. Đặc biệt, chắc chắn họ sẽ hạnh phúc và cảm thấy phấn chấn vô cùng nếu như bạn cảm ơn họ vì đã cống hiến hết mình cho công việc sau mỗi buổi họp.

4. Trân trọng đóng góp của nhân viên

Thực tế cho thấy: nhân viên sẽ làm việc hết mình với công ty nào biết trân trọng sự đóng góp của họ. Bạn có cảm thấy hạnh phúc hơn không khi chỉ bằng một lời khen nhỏ của mình, có thể đem lại động lực và sự phấn chấn cho nhân viên trong suốt một ngày làm việc dài?

Vậy nên, hãy để cho nhân viên biết rằng bạn trân trọng họ, nhìn nhận họ. Để nhân viên làm việc hết mình, áp dụng bằng áp lực của uy quyền không phải là cách khôn ngoan. Thay vào đó, hãy làm mọi điều cần thiết để nhân viên tâm phục và tín nhiệm bạn. Hãy coi họ là tài sản quý báu nhất của công ty, những tài sản ấy tức khắc sẽ "chứng tỏ" giá trị của họ. Đó cũng là bạn đang xây dựng một nền văn hóa trân trọng con người. Làm được như vậy, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ trước sức sáng tạo và thành quả làm việc của cấp dưới.

5. Tổ chức các hoạt động ngoài công việc

Sau một thời gian làm việc cật lực để chuẩn bị cho các dự án, hoặc hoàn thiện một kế hoạch nào đó, bạn cần tổ chức cho nhân viên của mình xả xì-trét. Đến những nơi giải trí, du lịch, hoặc đơn giản nhất như tới các quán karaoke cũng làm cho nhân viên của bạn thấy được thư giãn, thoải mái rất nhiều. Đó không đơn thuần chỉ là hoạt động nhằm tái tạo lại sức lao động cho toàn bộ tập thể công ty bạn mà còn là dịp mọi người hiểu hơn về nhau, củng cố tinh thần đồng nghiệp.

Là lãnh đạo, muốn khích lệ nhân viên, bạn đã thực sự làm được hết thảy những điều đó chưa?

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay