Nghệ thuật làm việc với các chuyên gia

Lượt xem: 12,725

Nghệ thuật làm việc với các chuyên gia

Giới thiệu

Trước tiên, chúng tôi muốn nói lời chúc mừng bạn đã vượt qua được bước ngoặc đầu tiên, tốt nghiệp đại học. Một trong những “đặc quyền”mà bạn nhận được là việc trở thành một ứng viên sáng giá mà các chuyên viên tuyển dụng (chuyên gia “Săn đầu người”) sẽ tìm đến bạn. Bạn có thể nhận được sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ chuyên viên tư vấn tuyển dụng trong quá trình thay đổi công việc của bạn. Tuy nhiên, bạn chắc hẳn cũng nghe được những câu chuyện không hay về việc những chuyên viên tư vấn tuyển dụng đã làm mọi việc trở nên phức tạp hơn qua việc gửi đi những hồ sơ ứng viên đến những công ty mà họ không được phép.

Mục đích của bài viết này là để trả lời những thắc mắc của ứng viên. Tôi xin đề nghị bạn nên ghi chú lại những thông tin này như là một cẩm nang giúp cho bạn làm việc với các Công ty “săn đầu người” một cách hiệu quả.

Bản chất của mối quan hệ giữa chuyên viên “Săn Đầu Người” và bạn (ứng viên) là gì?

Đó chính là quan hệ giữa một thân chủ và đại lý, bạn là thân chủ và chuyên viên “Săn Đầu Người” là đai lý của bạn, điều này có nghĩa là bạn không là đại diện để thực hiện bất cứ điều gì ngoài đưa ra các yêu cầu cụ thể.

Bạn cần biết rõ là hồ sơ của bạn được gửi đến nơi nào, và tốt nhất là bạn hãy yêu cầu chuyên viên tuyển dụng cung cấp cho bạn danh sách các công ty mà họ dự định sẽ gửi hồ sơ của bạn đến, như thế bạn có thể chọn và thông báo lại cho họ danh sách những công ty mà bạn cảm thấy phù hợp nhất. Bằng cách này, cả hai bên sẽ tránh được những rắc rối về sau.

Một câu hỏi khác, đó là bạn phải làm gì khi chuyên viên tư vấn tuyển dụng giúp bạn trở nên thiếu nhiệt tình hoặc không muốn hỗ trợ bạn nữa? – Rất đơn giản, bạn chỉ việc chấm dứt mối quan hệ với chuyên viên tư vấn tuyển dụng đó hoặc bạn đã thiếu hợp tác torng quá trình làm việc với họ.

Thời gian thực hiện quy trình tuyển dụng?

Thật không may là không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Nếu đó là một ứng viên sáng giá và hồ sơ có thể phù hợp với hầu hết các vị trí tuyển dụng ở cấp độ cùa bạn, thì thời gian thực hiện việc tuyển dụng là một hay hai tháng sẽ là hợp lý. Nhưng với những hồ sơ thiếu ấn tượng thì chắc chắn là nhà tuyển dụng sẽ có nhiều sự chọn lựa hơn, và hẳn nhiên là thời gian thực hiện quá trình tuyển dụng cũng dài hơn. Mặc dù vậy, chúng tôi cũng đã làm việc với những ứng viên mà họ sẵn sàng mất cả năm trời để có thể tìm được một vị trí “phù hợp”.

Một yếu tố khác không thể không nhắc tới là kinh nghiệm làm việc của ứng viên. Gần 70% những vị trí đăng tuyển yêu cầu những ứng viên có từ 1 đến 4 năm kinh nghiệm làm việc tại những vị trí liên quan. Vị trí tuyển dụng càng cao cấp thì càng khó tìm được ứng viên sẵn sàng thay đổi công việc. Trên thực tế, nhiều công ty cho rằng một nhân viên có từ 3 đến 4 năm kinh nghiệm cũng có thể thực hiện được những công việc và hiệu quả tương đương một nhân viên có từ 6 đến 8 năm kinh nghiệm. Và cũng rất thuận tiên, nếu tuyển dụng những lao động ít kinh nghiệm hơn, công ty có thể tiết kiệm được chi phí.

Những hỗ trợ bạn có thể nhận được từ những chuyên gia “Săn Đầu Người”?

Một chuyên viên “Săn đầu người” có thể giúp bạn những việc sau:

• Giúp bạn thực hiện phân tích và vạch rõ những cách tốt nhất để đạt đươc mục tiêu nghề nghiệp của bạn
• Tham khảo và đưa ra những đề nghị phù hợp để hồ sơ của bạn ấn tượng hơn
• Cung cấp cho bạn biết thông tin về những công ty và vị trí đang đăng tuyển phù hợp với chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và “tầm” của bạn
• Chuẩn bị phỏng vấn cho bạn (Nếu như bạn được hỏi về những công ty nào bạn đã dự tuyển hay yêu cầu bạn cung cấp thông tin tham khảo?)
• Là người giải thích cho bạn những thắc mắc về những thắc mắc trong cuộc phỏng vấn.
• Là người hỗ trợ đắc lực trong việc thỏa thuận những quyền lợi của bạn với nhà tuyển dụng.

Liệu ứng viên có thể tự tiếp cận nhà tuyển dụng và nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia “săn đầu người” cho những việc khác được không?

Điều này là hoàn toàn có thể. Nếu bạn đã xác định là mình muốn dự tuyển vào công ty nào đó do bạn biết được trên báo chí, các website tuyển dụng hay thông qua sự giới thiệu của bạn bè, bạn hãy thông báo với chuyên viên “săn đầu người” về ý định đó của mình và yêu cầu những lời khuyên. Bạn phải chắc rằng việc thông báo này phải trước lúc bạn thực hiện ý định này của mình. Chuyên viên sẽ cho bạn những lời khuyên và những thông tin có ích về vị trí cũng như công ty mà bạn sắp dự tuyển vì trên thực tế có một số công ty ứng viên cũng không thích dự tuyển.

Tôi có nên chuẩn bị gì cho tiến trình này?

Có nhiều việc bạn cần làm. Đầu tiên là soạn một hồ sơ xin việc (lý lịch) thật ấn tượng, nêu được những nét nổi bật trong học tập và kinh nghiệm làm việc thực tế của bạn (những kinh nghiệm “sai luật” sẽ không được đánh giá cao). Thứ 2 là sao chép những văn bằng mà bạn có. Cuối cùng, bạn quyết định chọn người tham khảo thông tin về bạn... (Thông tin này thường được bổ sung khi có đề nghị và xứng đáng được xem xét lập tức)

Lời kết

Một chuyên viên “săn đầu người” đầy kinh nghiệm nên thường là người thực hiện đúng chức năng của mình trong quá trình tìm kiếm ứng viên cho những vị trí mới. Nếu các bên đều làm việc chuyên nghiệp, thành thật, và hợp đạo đức thì mối quan hệ sẽ ngày càng tốt đẹp và hữu ích.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay