Nghệ thuật phê bình nhân viên

Lượt xem: 11,844

Việc trừng phạt nhân viên vì một lỗi lầm nào đó của họ là một trong những quyết định khó khăn nhất đối với một nhà quản lý.

Nếu không khéo léo giải quyết vấn đề, những lời phê bình của bạn sẽ làm cho nhân viên chán nản, bực bội hoặc thậm chí sẽ buông xuôi và không còn cố gắng trong công việc. Ngược lại, nếu biết phê bình tế nhị và hợp lý, nó có thể đem lại sự tiến bộ và phát triển trong công việc.

Sau đây là 5 lời khuyên của hai vị Giám đốc điều hành Stephen Kohn và Vincent O''Connell nhằm giúp các nhà quản lý để có thể đưa ra những lời phê bình và góp ý chân thành nhất:

1. Kiểm tra lại đánh giá của bạn đối với nhân viên

Trước khi chính thức phê bình một nhân viên của mình, bạn hãy cân nhắc liệu đánh giá của mình đã đúng chưa? Sai lầm của anh/ cô ta đã thật sự làm bạn nổi giận và cảm thấy khó tha thứ hay chưa? Trước hết hãy suy nghĩ kỹ, bởi những lời phê bình thái quá sẽ làm hỏng mọi việc.

2. Cân nhắc

Kohn and O''Connell cảnh báo: Nếu lỗi lầm của nhân viên ngay lập tức tác động xấu lên hoạt động của cả công ty, cần phải xem xét và giải quyết sự việc ngay trong vòng 48h. Tuy vậy, cần nhớ rằng giải quyết vấn đề mau lẹ không có nghĩa là hấp tấp. Phải tỉnh táo, tự mình đưa ra lời phê bình và tránh để cảm xúc xen vào.

3. Chú ý

Có thể bạn chưa biết rõ được vấn đề. Thay vì ngay lập tức kết luận sai lầm của nhân viên là do tắc trách và lười biếng, bạn hãy thử đặt mình vào địa vị của anh/ cô ta. Liệu rằng lỗi đó có phải do sự không hiểu nhau không? Liệu nhân viên của bạn có phải làm việc quá nhiều hay không? Hay anh/ cô ta có phải là nạn nhân của sự thiếu kinh nghiệm hay quy định khắt khe của công ty?

4. Sử dụng "phương pháp bánh sandwich"

Khi khiển trách nhân viên, bạn phê bình hành vi của họ, chứ không phải con người họ. Cách tốt nhất để làm nhân viên dễ tiếp thu hơn là hãy mở đầu bằng những mặt tốt, mặt tích cực, rồi sau đó mới góp ý về những sai phạm của anh/ cô ấy. Cần đảm bảo rằng nhân viên của mình chấp nhận lời phê bình và rút kinh nghiệm. Kết thúc buổi nói chuyện, hãy khẳng định rằng anh/ cô ấy hoàn toàn có thể khắc phục sai lầm và ngày càng đóng góp nhiều hơn cho công ty.

5. Chuẩn bị tinh thần

Dù bạn đã phê bình khéo léo thế nào, nhân viên cũng vẫn có thể có những phản ứng tiêu cực ngay lúc đó. Vì thế, đừng quá để ý chuyện đó, hãy cố gắng chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng mà thôi. 

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 

Tìm việc làm | Tuyển lái xe hạng C Cần Thơ | Việc làm Bình Sơn Quảng Ngãi | Tuyển lái xe Cần Thơ | việc làm chợ tốt quận 2 | việc làm part time bình thạnh | tìm việc làm lái xe

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay