Nghệ thuật trả lời những câu hỏi phỏng vấn
Lượt xem: 42,476Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
- Tìm việc làm ở Đà Nẵng không cần bằng cấp
- Tuyển nhân viên bán hàng tại Hà Nội
- Tìm việc part time Hà Nội
Bạn phải luôn lên kế hoạch để có thể vượt qua những câu hỏi phỏng vấn và trả lời chúng bằng những kĩ thuật tốt nhất của mình đồng thời kết hợp mọi thứ lại một cách chặt chẽ vào trong câu trả lời của bạn.
Dưới đây là một vài câu hỏi phỏng vấn thường gặp mà nhà tuyển dụng thường hay hỏi và kèm theo là những gợi ý giúp bạn chuẩn bị thật tốt câu trả lời của mình trước buổi phỏng vấn.
Hãy nói về bản thân bạn.
Trả lời: (Câu trả lời của bạn nên tập trung vào những kĩ năng và kiến thức mà bạn có hơn là kể về cuộc sống riêng tư). Hãy nói về nghề nghiệp hiện tại của bạn, những kinh nghiệm bạn đã có trong các công việc trước đây, điều gì đã thúc đẩy và tại sao bạn lại thích công việc này.
Điểm mạnh của bạn là gì?
Trả lời: Chuẩn bị đưa ra những dẫn chứng hoặc chứng minh điểm mạnh của bạn là gì. Hãy nói về kĩ năng bán hàng của bạn, cách bạn đàm phán với khách hàng; cách bạn phát triển việc kinh doanh và tuyển dụng những nhân viên mới cho công ty. Bạn có khả năng làm việc tốt dưới áp lực và sở hữu những kĩ năng tổ chức tốt hay không. Bạn có phải là người năng động không? Có thể bạn sẽ tạo nên sự hòa hợp một cách nhanh chóng và có được những kĩ năng giao tiếp hoàn hảo.
Những thành tựu mà bạn đã đạt được trong sự nghiệp của mình cho tới thời điểm này là gì?
Trả lời: Chọn những thành tựu liên quan đến công việc càng gần đây nhất càng tốt. Một vài dẫn chứng có thể là sự thành công trong công việc hoặc những mục tiêu đạt được và có khả năng được tiến cử vào thành viên trong ban quản trị của công ty. Trúng thầu cho một hợp đồng mới, hoặc mang về cho công ty những khách hàng quan trọng. Sự thăng tiến nhanh chóng trong công ty trước đây.
Những điểm yếu của bạn là gì?
Trả lời: Một lỗi thường thấy là bạn nói bạn không có điểm yếu nào cả - điều này chỉ khiến nhà tuyển dụng nghi ngờ bạn nhiều hơn và nó có thể vô tình làm cho bạn trở thành người tự cao tự đại. Cố gắng chỉ đề cập đến một điểm yếu “ tốt ” và nó cũng có thể sẽ trở thành điểm mạnh của bạn, chẳng hạn “ tôi gặp khó khăn khi phải làm việc với những người thiếu trách nhiệm trong công việc; tiêu chuẩn làm việc của tôi rất cao và tôi cho rằng người khác cũng phải làm việc tương tư như tôi. Tôi đang học cách nói thẳng và yêu cầu người khác đóng góp nhiều hơn nữa trước khi tôi cảm thấy giận dữ bởi lượng công việc mà họ làm không tương xứng với lượng công việc của tôi”.
Tại sao bạn lại tìm công việc mới?
Trả lời: Giải thích là bạn đang muốn tìm một thử thách mới, một tương lai nghề nghiệp tốt hơn hoặc bạn muốn thay đổi môi trường làm việc mới. Nên nhớ đây không phải là lúc để bạn nói những điều không tốt về ông chủ trước đây của mình, bạn phải giữ nguyên thái độ tích cực về họ trong suốt buổi phỏng vấn và nếu bạn không biết nói những điều theo hướng tích cực thì tốt hơn hết là bạn không nên nói gì cả.
Một vài câu hỏi khác bạn có thể chuẩn bị trước buổi phỏng vấn:
- Bạn thích gì về việc tuyển dụng?
- Điều gì bạn cho là có thể khiến bạn trở thành một nhà tư vấn tuyển dụng thành công?
- Bạn làm cho mình trở nên năng động bằng cách nào? Mục tiêu cá nhân và nguyện vọng nghề nghiệp của bạn là gì?
- Làm cách nào bạn có thể làm việc dưới áp lực và đảm bảo rằng bạn đáp ứng những mục tiêu của mình?
- Bạn đang muốn tìm kiếm điều gì trong công ty mới của bạn?
- Bạn cảm thấy thế nào khi phải làm việc trong một thời gian dài?
- Bạn có phải là một người năng động?
- Làm thế nào bạn có thể đóng góp thêm lợi nhuận vào cho công ty?
- Theo bạn, trong 5 năm tới nữa vị trí của bạn sẽ là gì?