Nghỉ hưu mới bắt đầu... khởi nghiệp

Lượt xem: 35,074

Lấy đũa của người Trung Quốc bán lại cho người... Trung Quốc, "lão" tỷ phú Đỗ Quang Hùng khởi nghiệp lúc đã ở tuổi ngũ thập bằng việc đứng bán hàng cho khách du lịch ở biên giới Móng Cái. 14 năm trôi qua, không theo sự "tri thiên mệnh", cưỡi lên nghèo hèn, giờ "lão" đã trở thành tỷ phú với thu nhập không dưới 5 tỷ đồng mỗi tháng...

Nghỉ hưu mới bắt đầu... khởi nghiệp

Trung tá cửu vạn.

Sau 26 năm công tác trong quân đội, trải qua bao khó khăn gian khổ, năm 1990 trung tá Đỗ Quang Hùng về nghỉ hưu tại quê xã Hương Mạc, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh. Không ruộng, không vườn, lương hưu ít ỏi thời bao cấp buộc trung tá Hùng phải nuôi lợn... trong nhà. Hai vợ chồng và ba đứa con đành lên trần nhà để ở. Ưu ái đến thế nhưng lũ lợn vẫn chẳng chịu sinh lời nên đói khổ vẫn hoàn đói khổ.

Không đành bó tay chịu trận, gạt nước mắt cho vợ, quyết tâm dứt áo dấn thân, trung tá thời bình lại ra đi. Đáp xe đò xuống Móng Cái mất 2 ngày. Lang thang đi kiếm việc làm, chỉ có mỗi nghề cửu vạn là cần người, ông nhận bốc vác hàng ngoài chợ cho những người buôn bán, mắt thì nhìn, tai thì nghe ngóng xem họ lấy hàng ở đâu, bán như thế nào. Rồi, vừa bán hàng cho chủ, ông vừa mua thêm đồ để bán như đèn lồng, đũa, đĩa, đồng hồ...

Hơn 3 tháng đứng bán hàng, ông đã học hỏi được một số kinh nghiệm buôn bán ở cửa khẩu. Trong một lần qua biên giới sang Trung Quốc, ông thấy người ta bán bộ bàn ghế giống ở quê mình mà giá đắt gấp 4 – 5 lần. Phát hiện đó đã làm ông nẩy ra một ý định…

Các cuộc hành hương

Dành dụm được ít tiền, ông về quê, mua bộ bàn ghế lên bán thử. Ngày đó đi xuống Móng  Cái phải mất 2 ngày vừa đi bằng xe đò, vừa đi bằng tàu thuỷ và ông đã có không ít hơn 10 lần vác lên vác xuống để tiết kiệm tiền. Bán được rồi, cầm tiền trong tay mà không tin đó là sự thật vì lãi bằng cả tháng lương của 2 vợ chồng cộng lại.

Theo đà, cứ thế, mỗi tuần một chuyến về quê, ông mang từng bộ bàn ghế ra đi. Không thể làm cửu vạn để tiếp tục kiểu làm ăn manh mún mãi, ý tưởng lập xưởng làm ông chủ ra đời.

Với số tiền dành dụm được sau vài năm buôn bán, ông mua mảnh đất 6000m2 tại Móng Cái, Quảng Ninh mở cửa hàng buôn bán đồ thủ công mỹ nghệ. Được một thời gian, thấy mặt hàng đó đông người kinh doanh và không còn bán chạy như trước, ông chuyển sang mặt hàng kinh doanh khác.

Khi đã có xưởng sản xuất ở quê và cửa hàng tiêu thụ sản phẩm ở Móng Cái, qua tìm hiểu thị trường, ông quyết định chuyển sang sản xuất thêm đồ lưu niệm như tượng người, con giống, ống cắm hoa, gạt tàn, hộp trang sức... tất cả đều được điêu khắc, chạm khảm tinh xảo, mẫu mã đẹp và đa dạng.

Để tiếp cận và cạnh tranh, ông đã đi các tỉnh Hải Dương, Hà Tây, Bình Định, Bình Dương, TPHCM... học hỏi kinh nghiệm và tìm bạn hàng.

Tiếp đó là những tháng ngày đi mua gom những mẩu gỗ vụn trong làng với giá rất rẻ về và đưa mẫu cho công nhân làm. Sau gần 10 năm, từ một cơ sở sản xuất nhỏ chỉ với 5 – 6 công nhân nay ông đã có hơn 200 công nhân làm việc ăn, ở ngay tại xưởng với mức lương 800 – 1.200.000đ/tháng. 

Xưởng sản xuất của ông ở làng Me, xã Hương Mạc với diện tích trên 2000m2, được trang bị máy vi tính và hơn 40 đầu máy các loại như máy cưa, máy bào, máy đục lỗ, máy khoan, mấy hấp sấy xử lý gỗ, máy nén khi phun sơn... đều là hàng nhập ngoại.

Bắt đầu “bành trướng”...

Vừa kinh doanh vừa lấy kinh nghiệm, mỗi năm ông tích luỹ để mở rộng cơ sở và mặt hàng. Với mặt hàng là đồ Thủ công Mỹ nghệ thì cần độ tinh xảo và phải luôn thay đổi mẫu mã, chất lượng. Để so sánh với hàng Trung Quốc, nếu không có cách riêng thì không thể cạnh tranh được. Khi mặt hàng thủ công Mỹ nghệ Trung Quốc chủ yếu là làm bằng máy thì lợi thế cạnh tranh của hàng Việt Nam là làm thủ công và độ tinh xảo.

Với phương châm này, ông liên tục học hỏi. Mỗi thứ đồ mỹ nghệ của từng vùng đều có tinh hoa riêng của nó, đều có cái hồn riêng của nó, chớp ngay lại trong trí nhớ, ông trở về sáng tạo ra thành kiểu dáng riêng cho mình. Thường, mỗi sản phầm của ông là đúc kết từ 5 sản phẩm khác gộp lại. Việc “xào xáo” như thế những tưởng đơn giản nhưng không, có mẫu ông phải làm hàng tháng trời.

Hiện nay, mặt hàng Mỹ nghệ của ông đã xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Nhật nhưng chủ yếu là kinh doanh ở Trung Quốc. Và ông tâm sự: “Chỉ cần “ôm” thị trường hơn 1 tỷ dân cũng đã là nhiều lắm rồi”. Bề thế nằm tại Móng Cái, cửa hàng gần 6000m2 của Đỗ Quang Hùng là sự hiện thân cho niềm tự hào của người Việt cõi biên cương

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay