Nghỉ việc trong hòa bình

Lượt xem: 13,632

Nghỉ việc trong hòa bình

Dù muốn hay không, mỗi người trong chúng ta cũng phải có ít nhất một lần thay đổi công việc vì nhiều lý do khác nhau.

Thời gian chuẩn bị nghỉ việc thường rất "tế nhị". Những lời khuyên sau đây có thể sẽ giúp cho bạn nghỉ việc trong "hòa bình".

Lý do thay đổi công việc thường từ nhiều lý do như:

- Bạn tìm được một công việc tốt hơn

- Bạn không thể hòa hợp được với đồng nghiệp hoặc người quản lý

- Bạn cần kiếm nhiều tiền hơn

- Công việc quá nhàm chán làm bạn phát ngán mỗi khi đến cơ quan

- Bạn nghĩ rằng bạn không được trọng dụng, không có cơ hội thăng tiến

- Bạn muốn bắt đầu khởi động lại sự nghiệp của mình

- Bạn muốn thay đổi nghề nghiệp

- Bạn muốn dành nhiều thời gian hơn cho học tập...

Rời khỏi chỗ làm cũ không có nghĩa là mối liên hệ của bạn và công ty chấm dứt hoàn toàn. Cũng có khi, trong tương lai bạn còn cần đến sự giúp đỡ của chính những người quản lý và đồng nghiệp này. Họ có thể sẽ là những người mà công ty mới muốn tiếp xúc để tham khảo thông tin về bạn. Vì thế, xin “rút lui” một cách hòa bình không chỉ giúp bạn giảm bớt những điều phiền toái về sau mà còn thể hiện được tính chuyên nghiệp của bạn, tác phong làm việc.

Vì thế, có thể bạn cần ghi lại những điều sau đây vào sổ tay để khi cần thiết có thể đem ra áp dụng:

1. Viết một là thư xin nghỉ việc ngắn gọn, súc tích gởi cho người quản lý. Đảm bảo rằng, sếp của bạn là người đầu tiên nhìn thấy và biết được quyết định của bạn. Một điều tối kỵ, bạn cần lưu ý là đừng để sếp biết được thông tin này từ các nhân viên khác vào những thời điểm ngoài công việc.

2. Hoàn thành tất cả các công việc thuộc trácnh nhiệm của mình.

3. Đưa ra danh sách những dự án còn dang dở và giải pháp, phương cách thực hiện.

4. Chuyển giao lại danh sách những đối tác bạn thường liên lạc trong công việc.

5. Báo cho các bên đối tác biết thời điểm bạn chấm dứt công việc và giới thiệu với họ người sẽ thay thế đảm nhận phần công việc của bạn.

6. Viết bản mô tả công việc và thêm những thông tin cập nhật thêm từ kinh nghiệm và quá trình làm việc của bạn.

7. Giúp đỡ và hướng dẫn nhân viên thay thế vị trí của bạn làm quen với công việc.

8. Kiểm tra lại sổ tay công tác và làm việc với nhân viên nhân sự về những thủ tục giấy tờ bạn cần bổ sung.

9. Thỏa thuận về thời gian, quyền lợi và trách nhiệm của hai bên liên quan đến vấn đề một cách rõ ràng, đúng trình tự và với một tinh thần hợp tác tối đa.

job tags/ skills:

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay