Ngọt ngào - điện thoại cơ quan
Lượt xem: 12,440Đừng tưởng rằng thành công chỉ phụ thuộc vào năng lực của bản thân. Nơi công sở, ngoài năng lực của bạn thì cách thức nói chuyện điện thoại cũng góp phần không nhỏ vào thành công của bạn đấy
Đã từ lâu, chiếc điện thoại trở nên quá thân quen với mỗi chúng ta, đến nỗi chúng ta cứ nghĩ mình đã sử dụng điện thoại thành thạo lắm. Điều đáng tiếc lại là không phải như vậy. Có nhiều người vừa nói chuyện điện thoại vừa văng tục, vừa gác chân lên ghế…
Thế mới có chuyện đôi lần người ta bàn đến việc phải đề ra “văn hoá điện thoại”. Vậy chúng ta phải nói điện thoại thế nào cho đúng?
Nguyên tắc đầu tiên
Không nên để chuông điện thoại kêu quá lâu. Điều này chứng tỏ là bạn luôn quan tâm tới việc thiết lập quan hệ. Nói tên cơ quan, chức vụ và họ tên chỉ nên trong trường hợp nội quy trong cơ quan quy định. Nội quy này ta hay gặp ở các công ty thương mại và dịch vụ. Nhấưc ông nghe lên bạn hãy nói “a-lô”, “vâng” hay “tôi nghe đây”. Không bao giờ được nói các câu trống không. Vì như thế sẽ bị đánh giá là mất lịch sự. Không nên quên chào người đàm thoại.
Nên tôn trọng tới việc người đàm thoại muốn nói chuyện lâu hay không. Nếu do bạn đàm thoại phải kéo dài thì bạn hãy hỏi xem có làm phiền ngừơi đàm thoại không? Bạn nên nhớ là trong đàm thoại giữa hai bên ngang hàng thì ai bắt đầu đàm thoại thì người đó sẽ kết thúc. Còn nếu hồi thoại giữa nam và nữ thì như thường lệ phụ nữ sẽ kết thúc cuộc nói chuyện. Quy tắc này cũng không cần tuân thủ nếu bạn nói chuyện với thủ trưởng hay người lớn tuổi. Không nên kể hết thông tin mà tốt hơn chỉ nói những ý chính cho người hội thoại. Bạn cũng đừng quên là ngoài điện thoại ra còn có các phương tiện giao tiếp khác FAX, hay thư điện tử.
Không lãng phí thời gian
Trong việc sử dụng điện thoại di động ta cũng nên tuân thủ một vài quy tắc nhỏ. Ở một số nơi người cầm máy di động phải chịu chi trả một cuộc gọi đi cũng như gọi đến. Vì vậy ta chỉ nên gọi di động khi người cầm máy đề nghị, hoặc trong trường hợp cần thiết phải liên lạc gấp mà bạn không có cách nào khác. Bạn đừng quên thời gian là tiền bạc, mặc dù trong trường hợp này không phải tiền của mình. Nói chuyện với người cầm máy di động bạn nên nói ngắn gọn, cô đọng. Trong khi hội họp nên tắt điện thoại di động – vì trả lời điện thoại trong trường hợp này là không lịch sự. Nếu cuộc hội thoại thực sự là cần thì nên xin lỗi và đi ra khỏi phòng để không làm phiền ai.
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
Sẽ không thừa nếu bạn học cách chỉnh giọng. Nếu bạn yên lặng khá lâu rồi thì trước khi bấm máy bạn nên uống một hớp nước hay nói thành tiếng câu gì đó. Hãy ghi nhớ là bạn ngồi càng thoải mái thì giọng bạn mềm mại hơn, còn nếu bạn muốn giọng nói cứng rắn hơn thì hãy đứng lên. Nếu bạn sợ căng thẳng trong giọng nói thì bạn nên ăn một cái kẹo, ngắm ảnh gia đình hay nói cách khác hãy tiếp cho mình sự thoải mái trước khi có hội đàm quan trọng. Tuy nhiên, đôi khi cũng khong nên dùng điện thoại mà nên gặp trực tiếp hay là viết thư