Người có năng lực khó kiếm việc tốt?

Lượt xem: 22,122

Kẻ thì ham chây ì...

Những người nhảy việc đa số là người có năng lực nhưng mỗi lần chuyển đến một công ty mới lại mất một khoảng thời gian không ngắn để khẳng định mình hơn. Nhảy việc dẫn tới thiếu ổn định, kinh nghiệm chỉ là chắp vá không hoàn chỉnh

Chân dung những cô cậu ì

Bước chân ra trường với tấm bằng trung bình khá, nếu như bao người khác, họ phải chạy đôn đáo khắp nơi lo lắng kiếm việc thì Quý Đình lại ung dung ngồi một chỗ chờ bố mẹ "đặt đâu ngồi đó". Đây không phải là tâm lý riêng của Đình mà có rất nhiều bạn trẻ khác cũng có suy nghĩ như vậy.

Thịnh học hành quá đỗi bình thường, may mắn vớt vát vào được một trường Quản trị kinh doanh nổi tiếng ăn chơi ở Hà Nội. Tuy nhà ở Bắc Giang nhưng cũng có điều kiện, suốt ngày Thịnh cứ rong ruổi trên chiếc xe mới coóng vi vu lượn khắp nơi, từ pub này tới các vũ trường nọ. Sinh năm 1980 mà bây giờ vẫn chưa ra nổi trường. Vì điều kiện gia đình khá giả nên Thịnh cứ "vô tư": “Ôi, cứ thoải mái chứ! Muốn đi làm lúc nào chả được. Chẳng qua là muốn hay không thôi…” Thịnh luôn mồm huênh hoang, khoác lác về sự quen biết rộng lớn của bậc phụ huynh. Cậu còn khẳng định tiềm lực kinh tế của gia đình có thể xây khách sạn cho cậu quản lý bất cứ lúc nào.

Khác với Thịnh, Hằng học hành cũng thuộc hàng "top", thế nhưng trong công việc cái gì cô cũng ngại. Ra trường được hơn hai năm, cô nàng vẫn nằm nhà vì “chẳng chịu được áp lực đâu”. Chỉ cần sếp to tiếng hay đồng nghiệp nhắc nhở làm cô không vừa lòng thì ngay lập tức cô lại lầm lũi thu dọn đồ đạc về nhà. Và rồi, tiện thể nhà cô có cửa hàng ngay mặt phố, cô làm ‘bà chủ’ từ lúc nào không biết. Tấm bằng cử nhân hoá sinh của Hằng cho tới lúc cô lập gia đình vẫn chưa phát huy được tác dụng.

Và những người năng... nhảy việc

... người thì thích "bay nhảy"

Ngọc Lâm (24 tuổi, Hà Nội) ra trường được gần hai năm vậy mà cô đã “kinh qua” 6 nơi làm việc cả thảy. Tốt nghiệp bằng giỏi trường Kinh tế Quốc dân, cô nàng có ngoại hình ưa nhìn này không quá khó khăn để kiếm được công việc cho mình. Làm trợ lý dự án cho một công ty chứng khoán tầm cỡ vẫn nhàm chán đối với cô. Chán với công việc đều như vắt chanh, sáng sáng làm sổ sách, giấy tờ cho sếp… cô rời công ty chỉ sau hơn một tháng làm việc.

Cộng thêm vốn tiếng Anh khá tốt, cô lại dễ dàng đặt chân vào một công ty xuất nhập khẩu khá nổi tiếng ở Hà Nội. Mặc dù lương cũng khá cao nhưng cô vẫn quyết tâm ‘dứt áo ra đi’ vì cho rằng công việc này làm cô kiệt sức mà không phát triển hết được bản thân.

Vẫn còn sung sức, cô đầu quân cho vị trí nhiều người mơ ước là giám đốc điều hành ở một công ty truyền thông. Những tưởng môi trường làm việc, sự ưu đãi của công ty này sẽ níu chân được Lâm nhưng một thời gian ngắn sau cô vẫn quyết định nộp đơn xin nghỉ việc. Lâm chia sẻ: “Nhảy việc nhiều mình thu lại được khá kiến thức cùng kinh nghiệm và những mối quan hệ rộng rãi mà ngồi một chỗ mình không tìm ra được”.

Cũng giống Lâm, Thanh Tâm cũng là một cô gái rất giỏi giang, ra trường được 2 năm, cô cũng trải nghiệm tại khá nhiều công ty với những vị trí khác nhau. Bất kỳ ở nơi làm việc nào, vị trí nào, mọi người đều thấy rõ năng lực làm việc thực sự của Tâm nhưng cá tính đã khiến cô không thể trụ lại một công ty nào. Hiện cô vẫn tiếp tục hành trình tìm công việc mới cho riêng mình. Và một điều chắc chắn, đây không phải là nơi dừng chân cuối cùng của Tâm.

Trao đổi về vấn đề này, Chị Khánh Hằng, phụ trách nhân sự thuộc công ty Astral Infotech Vietnam cho biết những người nhảy việc đa số là người có năng lực. Nhưng mỗi lần chuyển đến một công ty mới, người đó lại mất một khoảng thời gian không ngắn để khẳng định mình hơn nữa. Nhảy việc khiến người đó thiếu ổn định, kinh nghiệm chỉ là chắp vá không hoàn chỉnh. Chi bằng bạn trẻ khi ra trường hãy xác định rõ mục tiêu lâu dài cho bản thân và quan trọng hơn nữa là các bạn nên có niềm đam mê trong công việc.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay