Nhà tuyển dụng sẽ hỏi gì ở người tham khảo?
Lượt xem: 31,278Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Xác nhận từ người tham khảo là bước cuối cùng trong quá trình sàng lọc trước khi nhà tuyển dụng đưa ra lời đề nghị công việc. Những gì mà người tham khảo nói ra đôi khi có thể quyết định đến việc bạn có nhận được lời đề nghị công việc hay không. Hiện nay, có một số việc làm phổ biến bạn có thể tham khảo như content creator, headhunter, tuyển dụng kế toán, việc làm Ninh Thuận,...
Mọi công ty đều có cách xác nhận thông tin khác nhau nhưng hầu hết vẫn tìm kiếm lời xác nhận từ người tham khảo. Greg Szymanski, giám đốc bộ phận nhân sự của công ty quản lý Geonerco (Seattle, Mỹ) nói rằng, khi nhà tuyển dụng liên lạc với người tham khảo, họ thường muốn tìm hiểu xem những gì mà ứng viên thể hiện trong cuộc phỏng vấn có chính xác không. “Thường thì những gì không nói ra quan trọng hơn là những điều đã được nói đến. Và những câu trả lời ấp úng, ngập ngừng của người tham khảo rất đáng để xem xét”, Greg nói.
Vậy nhà tuyển dụng sẽ muốn tìm hiểu những thông tin gì ở người tham khảo?
Xác minh công việc
Một trong những câu hỏi mang tính chuẩn mực của các nhà tuyển dụng khi cần tham vấn người tham khảo là liên quan đến công việc của ứng viên. Nhà tuyến dụng muốn xác minh xem có phải ứng viên này đã từng làm việc với người tham khảo này hay không, ngày tháng năm làm việc và mối quan hệ giữa ứng viên với người tham khảo là như thế nào (sếp, đồng nghiệp hay bạn bè…).
Sean Milius, Chủ tịch của Healthcare Initiative – một chi nhánh của công ty tuyển dụng toàn cầu MRINetwork nói rằng, nhà tuyển dụng nào cũng muốn biết tại sao cần chọn bạn. “Sẽ rất quan trọng nếu những gì mà người tham khảo nói ra trùng khớp với những gì mà ứng viên đã thể hiện trong buổi phỏng vấn”, Milius nói. “Và sẽ to chuyện nếu ứng viên nói việc rời khỏi công ty là “một sự chia tay lẫn nhau” trong khi đó người tham khảo lại nói rằng họ đã rời bỏ công ty hoặc bị sa thải”. Các ứng viên phải luôn ghi nhớ là cần trung thực trong các câu hỏi về lý do nghỉ việc vì rất có khả năng các nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra lại thông tin này.
Hiệu suất nơi làm việc
Sau khi hỏi những câu hỏi cơ bản, nhà tuyển dụng cũng có thể đề cập sâu hơn đến hiệu suất làm việc của ứng viên. Những câu hỏi liên quan đến hiệu suất nói chung sẽ bao gồm cả những điểm mạnh, điểm tiến bộ, khả năng làm việc theo nhóm và những thành tích lớn nhất mà ứng viên đã đạt được ở công ty cũ. Các chuyên gia nghề nghiệp cho rằng, những câu hỏi dưới đây bao gồm cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là những câu thường xuyên được hỏi khi cần xác nhận thông tin từ người tham khảo:
- Ông/bà có thể cho biết điểm mạnh nhất của anh ta/cô ta là gì?
- Ông/bà đánh giá kỹ năng giao tiếp của anh ta/cô ta như thế nào?
- Điều gì thúc đẩy anh ta/cô ta tốt nhất?
- Ông bà có thể đề nghị thuê lại anh/cô ta làm việc không?
Hiệu suất nơi làm việc
Về cá nhân ứng viên
Các chuyên gia cho rằng, khi hỏi những câu liên quan đến hiệu suất công việc sẽ cung cấp thêm những góc nhìn khác về ứng viên. “Nếu nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên này là người như thế nào thì phải khéo léo hỏi người tham khảo những câu hỏi để có được thông tin đó theo một cách khác thay vì hỏi trực tiếp”. Ví dụ, nhà tuyển dụng có thể hỏi những câu như: “Bạn có tin tưởng để ứng viên này trông giúp con cái khi bạn đi nghỉ không?” hay “Bạn có thể mời ứng viên này đi ăn tối ở nhà hàng với những người thân của bạn không?”. Những câu hỏi không liên quan đến công việc hoặc liên quan đến đời tư thường rất hữu ích, ngay cả khi người tham khảo có nói ra hay không, chỉ cần thông qua cách thức mà anh ta/cô ta trả lời, nhà tuyển dụng cũng có thể nắm bắt được nhiều điều về ứng viên mà họ đang nhắm tới.
Người tham khảo là ai?
Chắc chắn là những câu trả lời của người tham khảo sẽ rất có trọng lượng đối với quyết định cuối cùng của nhà tuyển dụng. Nhưng quan trọng người tham khảo này là ai? Nếu bạn chỉ cung cấp người tham khảo là mẹ, chị gái hay bạn thân thì rất có thể bạn sẽ “mất điểm” của nhà tuyển dụng.
Các chuyên gia cho rằng, hầu hết các nhà tuyển dụng đều thích ứng viên lựa chọn sếp cũ hay người giám sát trực tiếp làm người tham khảo” bởi họ thường có khả năng để cung cấp một ý kiến tương đối khách quan và ít bị chi phối để đưa ra những nhận xét tích cực nếu họ thấy không thực sự xứng đáng.
Tốt nhất là ứng viên nên lựa chọn sếp cũ của mình để làm người tham khảo, bởi những đánh giá của họ sẽ có trọng lượng hơn là việc lựa chọn đồng nghiệp làm người tham khảo. Các ứng viên cũng nên lựa chọn người tham khảo là những người mà ứng viên đã từng làm việc ít nhất trong vòng 1 năm, có những hiểu biết đúng về khả năng và có thể chứng thực cho những đóng góp của ứng viên.
Trong khi chưa biết chính xác những câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi người tham khảo thì các ứng viên vẫn nên sẵn sàng chuẩn bị cho cuộc gọi này và thống nhất một thông điệp với người tham khảo.
Các chuyên gia cho rằng, nếu ứng viên thực hiện tốt việc lựa chọn người tham khảo thì người tuyển dụng có thể sẽ không cần đến việc xác minh người tham khảo cũng có thể hiểu được phong cách làm việc của ứng viên. Chuyên gia cũng khuyên rằng, ứng viên nên chia sẻ những mô tả công việc cơ bản với người tham khảo và gợi nhắc họ nhớ lại vị trí cũng như những đóng góp và cống hiến của ứng viên khi còn làm việc cùng nhau.