Nhận lương cao hơn ở chức vụ thấp hơn?

Lượt xem: 16,702

Các ứng viên trong quá trình tìm việc đôi khi cũng bị rơi vào cuộc đấu tranh tâm lý phải lựa chọn giữa chức danh và tiền lương. Trong trường hợp đó, quyết định của bạn là gì? Bạn sẽ chọn chức danh tốt hơn hay là mức lương cao hơn cho bước đi lớn trong sự nghiệp của mình?

Sự thực là chúng ta vẫn luôn có khá nhiều “không gian” giữa hai lựa chọn, để tránh việc so sánh khập khiễng theo tâm lý quả táo hay quả cam. Nên đặt cả hai lên bàn cân, nhưng trước đó bạn phải hiểu được lý tưởng bản thân và mục tiêu sự nghiệp sau cùng của mình để nhìn nhận xác đáng hơn về tiềm năng của hai lựa chọn.

Hãy cùng CareerViet.vn tham khảo một vài chia sẻ của Sophia Wong – một Associate Consultant - Human Resources & Administration của Links International Hong Kong – về vấn đề này. Cô đã phân tích một vài điểm quan trọng nhằm giúp bạn không bị chệch hướng trong các chặng đường tìm kiếm công việc và xây dựng sự nghiệp lâu dài.

1. Chức danh công việc có thể gây nhầm lẫn nhưng phạm vi công việc thì không

Mỗi công ty sẽ có cách riêng để xác định vai trò và chức danh cho nhân viên. Ví dụ: Những việc HR Manager tại văn phòng địa phương sẽ không giống với nhiệm vụ của người làm ở văn phòng khu vực, do khác biệt trong các yêu cầu kỹ năng, cách quản lý các bên liên quan, tần suất di chuyển công tác, và thậm chí cả kiến thức về lĩnh vực kinh doanh. Do đó, chức danh không thể nói lên hết tất cả khả năng của bạn; trách nhiệm của bạn có thể tự “phát ngôn” cho chính nó. Chẳng hạn như khi bạn chuyển từ một công ty trong nước sang làm tại công ty đa quốc gia với chức danh như cũ, mặc dù không thăng chức nhưng lựa chọn này vẫn hoàn toàn hợp lý.

2. Tiền lương có tiếng nói riêng của nó

Một chỉ số quan trọng khác khi đề cập đến sự thăng tiến chính là mức tăng lương của bạn. Có khá nhiều ứng viên không hề ý thức rõ được rằng mức lương kiếm được sẽ phản ánh giá trị của họ trên thị trường. Vì vậy, các ứng viên có mức lương cao với chức danh thấp hãy cố gắng tận dụng điều này để giành được chức danh tốt hơn trong công việc tiếp theo, nhằm duy trì hướng đi đúng cho sự nghiệp. Thêm vào đó, bạn được khuyên nên trao đổi với nhà tư vấn tuyển dụng của mình về vấn đề chức danh trước khi bước vào phỏng vấn, để chiếm lấy thế chủ động ngay khi phỏng vấn viên đề cập với bạn về chủ đề này.

3. Hiểu ý nghĩa của chức danh và tiền lương rồi điều chỉnh chiến lược phù hợp

Mọi người sẽ có những mục tiêu nghề nghiệp khác nhau, và không có quá nhiều người từng nỗ lực tìm ra được điều họ muốn đạt được trong dài hạn. Do đó, trước tiên bạn phải xác định cho bằng được chức danh và mức lương có ý nghĩa như thế nào khi lựa chọn công việc và xây dựng sự nghiệp. Các ứng viên nên nói với nhà tuyển dụng những thông tin liên quan đến mục tiêu dài hạn trong 5-10 năm nữa của bản thân. Chẳng hạn, nếu bạn là Trợ lý nhân sự và muốn trở thành Giám đốc nhân sự trong 6 năm nữa. Các nhà tuyển dụng rất sẵn lòng lắng nghe những chia sẻ và kế hoạch của bạn vì họ đã tiếp cận các trường hợp tương tự, đồng thời có thể cho lời khuyên nhằm hỗ trợ bạn thực hiện tốt nhất mục tiêu đề ra.

4. Dự phỏng vấn trước, linh hoạt đàm phán sau

Các ứng viên đang thuộc cấp quản lý trở lên thường suy nghĩ rằng nếu công ty cho họ chức danh như mong muốn thì mới tiến hành ứng tuyển. Tuy nhiên, đây chưa hẳn là sự cân nhắc sáng suốt nhất trong quá trình tuyển dụng. Bởi thực tế, nhiều tổ chức quy mô lớn và tiềm lực mạnh có thể linh hoạt nhất định trong việc mở rộng mức lương hoặc thay đổi chức danh cho ứng viên được đánh giá cao. Tuy nhiên, nếu ứng viên yêu cầu công ty phải lập tức điều chỉnh chức danh hoặc mức lương khi bắt đầu tiếp cận quy trình tuyển dụng hoặc ngay trước cả các cuộc phỏng vấn, họ có thể để lại ấn tượng xấu trong mắt những người phụ trách tuyển dụng bởi sự tự tin thái quá. Lời khuyên để giữ “hình tượng khiêm tốn” là: đừng ngại đi phỏng vấn, trò chuyện vui vẻ với công ty, và thương lượng lương kỹ lưỡng vào giai đoạn cuối.

Trên đây là một vài thông tin chia sẻ, rất hi vọng có thể giúp ích được cho bạn trong hành trình phát triển tìm việc. Nhớ đừng thời xuyên truy cập website để cập nhật những lời khuyên và chỉ dẫn hữu ích từ trang Cẩm nang nghề nghiệp của CareerViet.vn nhé!

Nguồn hình: Freepik

Bài viết khác

Lương Net là gì? Sự khác biệt giữa lương Gross và lương Net, lợi ích mang lại cho người lao động là gì? Ứng viên nên thỏa thuận lương nào để có lợi cho mình hơn?

Xem thêm

Lương Gross là gì? Các doanh nghiệp thường thỏa thuận theo lương Gross. Tìm hiểu cách tính lương thực nhận, sự khác biệt giữa lương Gross và lương Net!

Xem thêm

Lương 3P là gì? Ý nghĩa, tầm quan trọng của lương 3P. Hướng dẫn cách tính lương 3P cho nhân viên sao cho đơn giản, chuẩn xác, nhanh chóng nhất

Xem thêm

Incentive bonus có ý nghĩa thúc đẩy người lao động cố gắng, tập trung và nỗ lực hoàn thành công việc. Đây là một trong những công cụ giữ chân nhân tài

Xem thêm

Một lúc nào đó trong sự nghiệp - bạn muốn nghỉ trọn vẹn một khoảng thời gian dài để đi học, đi du lịch hoặc đơn giản là để dành thời gian cho gia đình nhưng vẫn muốn giữ công việc hiện tại. Làm thế nào để sếp thông cảm và đồng ý?

Xem thêm

Bạn đang ở vòng cuối của quy trình tuyển dụng, bạn thực sự thích cơ hội này, nhưng mức lương lại thấp hơn kỳ vọng. Bạn sẽ thương lượng thế nào với nhà tuyển dụng để có được công việc mong muốn với mức lương chấp nhận được?

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay