Nhật Bản: Kiểu tuyển dụng “khó nhằn”
Lượt xem: 15,961
Một người tìm việc đang được tư vấn về việc làm tại một hội thảo ở Tokyo (Nhật Bản). |
Theo chủ tịch công ty Mitaka Kohki, ông Katsushige Nakamura, hai bài thi khá là “bất bình thường” này là để kiểm tra khả năng tưởng tượng và tài khéo léo của ứng viên.
Kiểu bài thi tuyển dụng mà công ty Mitaka Kohki đưa ra đang được ngày càng nhiều công ty ở Nhật Bản áp dụng thay cho những bài thi viết và phỏng vấn thông thường dành cho các cử nhân đại học khi họ đi xin việc lần đầu tiên.
Tại công ty Nakamura, kể cả việc ăn một bữa trưa trong thời gian nghỉ chờ làm bài thi tuyển dụng tiếp theo cũng là một công cụ để đánh giá ứng viên. Món cá hồi được “cố tình” nấu chưa chín để các ứng viên sẽ thấy khó ăn. Chủ tịch công ty giải thích rằng có những thanh niên không thích cá và họ sẽ nheo mắt hay hành động gì đó trong khi cố gắng ăn. Tuy nhiên, nếu những người này ăn hết sạch mà không để lại chút đồ ăn nào, công ty sẽ biết rằng người đó có tinh thần chịu đựng ngoan cường.
Còn một công ty ở tỉnh Nagasaki còn đưa cho các ứng viên một cặp đũa và yêu cầu họ dùng đũa đẩy các hạt đỗ từ cạnh bàn bên này sang cạnh bên kia trong vòng hai phút.
Chủ tịch công ty, bà Narumi Yamaguchi cho biết, vấn đề không phải là ứng viên đẩy được bao nhiêu hạt đỗ mà mục đích của nhà tuyển dụng là lắng nghe giọng nói của ứng viên. Theo bà Narumi, nếu giọng của một người tăng lên khi người đó dần quen với việc đẩy hạt đỗ, thì họ sẽ có xu hướng mất tập trung sau đó. Vì vậy, công ty cố gắng xác định những ứng viên mà giọng nói của họ không tăng lên, bởi vì những người này sẽ làm các việc một cách siêng năng kể cả khi họ không quen với việc đó.
Còn công ty phát triển phần mềm Sigma-Crest ở Tokyo thì lại cho ứng viên giữ bóng, bi-a và phác thảo ra một cuộc thi thể thao. Phần thi này nhằm xem ứng viên có khả năn cạnh tranh và kỹ năng làm việc nhóm hay không.
Theo Shigeyuki Jo, nhà tư vấn về nhân lực lao động, những bài kiểm tra ứng viên kiểu này dường như là một cách “kỳ cục” để đánh giá khả năng của người xin việc, nhưng đó là một “biện pháp phòng thủ” của các nhà tuyển dụng trong một thị trường lao động ngày càng trở nên biến động một cách đáng báo động. Còn trước đây, việc suốt đời làm việc cho một công ty là một chuẩn mực ở Nhật Bản.
“Ngày nay, nhiều thanh niên sẵn sàng bỏ việc một cách rất dễ dàng. Vì vậy dường như các công ty đang kiểm tra xem những người trẻ nghiêm túc đến mức nào khi họ xử lý những việc đến với họ một cách bất ngờ” - nhà tư vấn Shigeyuki Jo nhận định.