Nhảy việc có là quyết định đúng đắn của bạn?

Lượt xem: 17,385

Cuối cùng thì bạn cũng đã có được một công việc mới, và bây giờ: bạn đang cảm thấy hồi hộp không biết mình có thể làm tốt nó không. Hy vọng là ở vị trí mới này, bạn sẽ nhận được những hỗ trợ cần thiết, có được những cơ hội mới để thành công so với công việc của bạn trước đây.

Tuy nhiên, trong bạn vẫn có một chút lo lắng, thậm chí là tiếc nuối về quyết định nhảy việc vừa qua. Sau đây là sáu dấu hiệu cho biết bạn cần phải ra đi và không cần phải hối tiếc về quyết định của mình.

Không đủ văn phòng phẩm cho nhân viên.

Những loại văn phòng phẩm cơ bản như bút viết, giấy A4, sổ tay, … là thứ thiết yếu mà bất kỳ nhân viên nào cũng cần được trang bị đầy đủ. Mặc dù có thể công ty không trang bị cho nhân viên của mình các thiết bị cao cấp như máy tính xách tay, điện thoại di động, v.v… nhưng văn phòng phẩm là những thứ quan trọng không thể thiếu trong quá trình làm việc của nhân viên. Vậy nên, bạn cần phải được trang bị đầy đủ những thứ này. Nếu chỉ những yêu cầu này của bạn mà công ty không đáp ứng được, thì điều này cho thấy tình hình tài chính của công ty đang khá “căng thẳng” – một dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần ra đi

Không còn các chương trình huấn luyện đào tạo.

Thậm chí khi bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm, cũng nên dành thời gian để tìm hiểu, làm quen cũng như học hỏi những điều mới mẻ cho mình trong quá trình làm việc. Các công ty được xem là một trong những nơi tốt nhất để huấn luyện, đào tạo dành cho người lao động. Bởi vì, chỉ khi trực tiếp làm việc và được huấn luyện bài bản từ chính nơi bạn đang làm việc thì công việc của bạn mới đạt hiệu quả cao. Các chương trình huấn luyện, đào tạo cũng là thước cho cho sự đi lên hoặc xuống của một công ty. Vậy nên, nếu như từ lâu chúng đã không còn có ở nơi bạn đang làm việc thì có thể coi đây như là một dấu hiệu của sự dậm chân tại chổ, thậm chí là đi xuống của công ty này.

Nghe nhiều lời đồn không tốt về công ty.

Nếu bạn đang làm việc ở một nơi mà hầu như ngày nào cũng nghe những thông tin như: đồng nghiệp A, B đang chuẩn bị sang một làm việc ở một nơi khác, hay công ty đang gặp một số khó khăn nào đó, hoặc là cũng ở vị trí như bạn nhưng ở công ty khác thì mức lương sẽ cao hơn nhiều so với nơi đây, … Thực ra, ở bất kỳ một công ty nào cũng có tình trạng nhảy việc, hay những tin đồn như thế này. Nhưng, nếu như cùng một lúc mà bạn nghe quá nhiều những thông tin kiểu như vậy thì rõ ràng là có vấn đề. Có thể mọi người đã cảm thấy (hoặc biết) tình trạng không tốt ở nơi đây nên họ đã tìm cách “thoát thân” trước. Vì vậy, bạn cũng hãy chuẩn bị cho mình một tâm thế để nhảy việc, ít nhất là một cơ hội mới – để không bị động trước mọi việc.

Nhân sự không ổn định.

Một trong những vấn đề lớn nhất hiện nay của quá trình quản trị nhân lực là giữ chân nhân viên. Bạn sẽ thấy hầu hết các công ty hàng đầu đều có những chính sách quan trọng để giữ chân nhân viên làm việc lâu dài với họ. Mức độ gắn bó của một nhân viên với công ty của mình cũng thể hiện được phần nào tình trạng của một công ty đang hoạt động ra sao. Một công ty hoạt động hiệu quả, lợi tức kinh doanh tốt thì nguồn nhân lực của họ luôn ổn định. Và ngược lại. Thế nên, nếu bạn đang làm việc trong một công ty mà tình hình nhân sự biến động liên tục và theo chiều hướng ngày càng xấu đi thì rõ ràng đây là một dấu hiệu không tốt. Và đây cũng không phải là nơi để bạn có thể làm việc lâu dài.

Liên tục gặp khó khăn về tài chính.

Trong một thời gian dài liên tục, công ty của bạn luôn trả lương chậm cho các nhân viên. Tệ hơn, có khi bạn và các đồng nghiệp của mình còn bị nợ lương. Việc đôi lúc doanh nghiệp gặp một số khó khăn về tài chính, hay trong quá trình giao dịch với ngân hàng có một số vấn đề rắc rối nên lương của bạn có thể hơn chậm hơn so với những lần trước là rất bình thường. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra liên tục trong một thời gian dài thì điều này chẳng bình thường chút nào. Đó là dấu hiệu cho thấy tình hình không mấy sáng sủa ở công ty này.

Thái độ của sếp ngày càng tệ hơn.

Làm việc với một tâm trạng vui vẻ là điều ai cũng mong muốn. Không ai thích đem một gương mặt u ám đến văn phòng của mình trừ phi họ đang gặp một vấn đề hoặc khó khăn nào đó. Vậy cho nên nếu bạn thấy ông (bà) chủ của mình thời gian gần đây có những thái độ tiêu cực khác thường, có những lời nói, hành động làm nhân viên của họ lúng túng, sợ hãi… thì có thể việc kinh doanh của họ đang gặp một số khó khăn nào đó. Tất nhiên, có thể còn có những nguyên nhân khác nhưng thông thường kết quả công việc là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến tâm trạng con người, dù đó là một nhân viên bình thường hay các nhà lãnh đạo cao cấp. Nhưng dù là lý do nào, thì việc phải làm việc chung với một sếp có thái độ ngày càng tệ đi, ít nhất là đối với bạn thì điều này chẳng tốt chút nào, nghĩa là: quyết định rời khỏi nơi đây của bạn là đúng đắn.

Quyết định nên ra đi lúc nào tùy thuộc vào suy nghĩ của riêng bạn, và không phải lúc bạn cũng có đầy đủ những lý do giống như trên để ra đi. Tuy nhiên, đây là những dấu hiệu cơ bản và thường thấy nhất…. Nhảy việc không phải là một điều cần khuyến khích nhưng một khi bạn cảm thấy không thoải mái, có những mối hồ nghi với công việc hiện tại hoặc nhìn thấy một cơ hội tốt hơn cho mình ở nơi khác thì đây là một suy nghĩ sáng suốt. Điều đó có nghĩa là: bạn không cần phải hối tiếc về quyết định nhảy việc vừa qua của mình.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay