“Nhảy việc” – làm cách nào?

Lượt xem: 15,445

Hầu hết chúng ta sẽ rơi vào trạng thái từ ngạc nhiên sang một chút bị động khi nhảy việc, nhất là phải bắt đầu với một công việc hoàn toàn mới, tuy nhiên điều đó sẽ không quá khó như bạn nghĩ đâu.

Như bất kỳ một sự thay đổi nào, chúng ta đều phải học cách thích ứng để có thể vượt qua được những khác biệt ban đầu, nhất là trong lĩnh vực xây dựng sự nghiệp. Có thể những công việc bạn đã, đang và sẽ làm rất khác với suy nghĩ và ước mơ nghề nghiệp của mình, sự chán nản, thất vọng là điều rất khó tránh khỏi. Vậy làm thế nào để nhảy việc thành công và làm tốt được công việc mới của mình. Hãy nghe lời khuyên của các chuyên gia sau đây bạn nhé!

1. Có phải bạn đang đi vào “vết xe đổ” của chính mình? Hãy đặt mọi thứ trong một hoàn cảnh cụ thể Catherine Roan, tổng giám đốc của tổ chức nghề nghiệp Careershifters.org nói. Chỉ cần công việc này phù hợp với mong muốn thực sự của bạn là có thể chấp nhận được. Bạn có thể dễ dàng nói với mọi người rằng: “Tôi đã tìm cho mình một công việc rất tốt” nhưng hãy suy nghĩ thật chín chắn đến mọi khía cạnh của vấn đề để không phải rơi vào tình trạng càng làm việc càng chán nản, để rồi lại phải tốn thời gian đi tìm một công việc khác.

2. Tìm một sự thay đổi cần thiết. Hãy xác định thật rõ ràng đâu là công việc phù hợp nhất với bạn. Bạn thích làm việc với những con số, những ý tưởng hay các vấn đề xã hội? Martyn Sakol cố vấn của tập đoàn nhân sự ER nói rằng: Bạn nên nghĩ về những mối quan tâm, những sở thích của mình: Điều gì sẽ khiến cho bạn chú tâm đến quên cả thời gian? Và có thể sở thích ấy chẳng liên quan gì đến công việc hiện tại của bạn, đây chính là lúc bạn nên tìm cho mình một sự thay đổi để có thể có một sự lựa chọn chính xác hơn cho mình.

3. Bạn có làm được không? Liệu bạn có đủ khả năng để làm công việc này ở mức tốt nhất hay không. Rào cản lớn nhất của những người hay nhảy việc là khoảng cách giữa khả năng và hiện thực. Có thể bạn rất thích công việc này, bạn nghĩ là mình sẽ làm được chúng, nhưng hãy suy nghĩ thật khách quan: mình có khả năng không? Trình độ của mình có đáp ứng được không? Nếu cảm thấy việc này “quá tầm” của mình, hãy can đảm từ chối và nhanh chóng trau dồi kiến thức, kinh nghiệm cho mình. Cơ hội luôn mở ra cho bạn, chỉ cần bạn thật sự cố gắng.

4. Hãy điều tra thật kỹ. Cho dù bạn rất muốn làm công việc ấy, được ở vị trí ấy nhưng, không nên vội vã nhận lời ngay khi bạn chưa biết rõ về nó. Hãy thăm dò qua những người bạn, đồng nghiệp thậm chí là người phỏng vấn về những vấn đề như: thời gian làm việc, tiền lương, văn hóa công ty, … Việc này sẽ có lợi cho bạn rất nhiều trong bất kỳ tình huống nào. Catherine Roan nói.

5. Suy nghĩ một cách thực tế. Hãy hỏi chính mình, một cách chân thực nhất: “Tôi muốn làm gì”. Và nghĩ đến những bước cụ thể để làm công việc ấy. Sẽ mất bao lâu để bạn từ là một huấn luyện viên thể dục trở thành một nhà huấn luyện dạy yoga? Sự thay đổi này có thể đem lại cho bạn những gì? …Hãy hình dung mọi thứ một cách cụ thể để tìm được cho mình một sự nghiệp tốt nhất.

6. Bước đi những bước đầu tiên. Tham gia một khóa học hay những buổi tình nguyện bán thời gian sẽ rất tốt không chỉ cho cuộc sống mà còn cho công việc của bạn. Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều bổ ích, đó chính là những bước đầu tiên và cơ bản nhất để có thể có được một công việc tốt, kể cả cho “tiến trình” nhảy việc sau này.

7. Tìm kiếm kinh nghiệm. Nắm bắt ngay những cơ hội có thể giúp bạn cải thiện các kỹ năng của mình, cũng như thể hiện các khả năng ấy với mọi người, nhất là với các nhà tuyển dụng. Ngay cả với công việc hiện tại – mà có thể bạn đang rất chán nản, hãy cố gắng làm thật tốt, để chứng minh được rằng: bạn là một người có khả năng làm việc, thậm chí làm rất tốt.

8. Mở rộng sự chọn lựa. Để xây dựng một sự nghiệp mới không phải duy nhất chỉ có một cách. Bạn có thể tìm kiếm trong danh mục nghề nghiệp, danh sách những công ty mới thành lập, … Nên nhớ, cơ hội có thể đến với bạn bất kỳ lĩnh vực nào.

9. Chưa bao giờ quá muộn. Tìm cho mình một công việc thích hợp không phải là điều dễ dàng, và không phải ai cũng may mắn có được công việc tốt ngay từ đầu. Nếu bạn nhận thấy công việc hiện tại của mình hoàn toàn không phù hợp, đừng nên do dự mà hãy tiến hành “nhảy việc” ngay khi có thể. Sẽ không bao giờ là quá muộn để có thể tìm cho mình một công việc tốt.

 

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay