"Nhảy việc": Mốt của SV mới tốt nghiệp?

Lượt xem: 15,840

 

Chỉ 3 tháng không gặp lại là bạn bè lớp cũ lại không biết Quân đang làm việc ở đâu. Gần 1 năm sau ngày tốt nghiệp, Quân đã “nhảy” tới 5 công ty, kỷ lục nhất là có nơi chỉ làm đúng… 2 ngày. “Nhảy việc” đã trở nên rất phổ biến trong giới trẻ hiện nay.

1001 lý do “nhảy việc”


Chuyển tới công ty thứ 3 trong vòng chưa đầy 1 năm, Minh Hồng, 1 SV ngành tài chính tốt nghiệp ở Bắc Kinh (Trung Quốc) vẫn chưa thấy thỏa mãn với bất kỳ công việc nào mình đã từng trải qua.

Công việc đầu tiên là làm kế toán tại 1 công ty gia đình nhưng thỉnh thoảng lại đảm nhiệm thêm việc… trông con cho vợ chồng giám đốc khiến Hồng nhanh chóng chán ngán. Mục đích tới công ty để học việc nhưng làm việc trong môi trường thiếu chuyên nghiệp như vậy khiến Hồng chẳng học hỏi được gì nhiều nên đành “dứt áo ra đi” chỉ sau 2 tháng.

Sau đó, Hồng sang 1 công ty dược phẩm của Trung Quốc nhưng do không tìm hiểu kỹ nên đến khi vào làm mới biết thực lực của công ty không hề vững mạnh như cô tưởng. Và giờ, Hồng đang chờ đi làm tại 1 công ty mới

Hiện nay, , kết thúc 3 tháng “hãi hùng” ở nơi cũ.

Hồng chia sẻ: “Tôi cũng xác định thời gian đầu đi làm là để thử nghiệm nhiều môi trường khác nhau và học hỏi kinh nghiệm là chủ yếu. Những yếu tố khác như lương, triển vọng nghề nghiệp cũng quan trọng nhưng xếp sau.”

Còn Thanh Lan, cựu SV ĐH Hà Nội, cũng vừa chia tay 1 công ty nước ngoài để về làm việc cho 1 tổng công ty Nhà nước rất lớn với mức thu nhập cao hơn, công việc cũng lạ hơn, thú vị hơn. Những ngày đầu vất vả với công việc mới nhưng Lan thấy thoải mái và tin tưởng vào 1 vị trí cao hơn trong tương lai chứ không phải chỉ quanh quẩn trực điện thoại, phiên dịch hay sắp xếp lịch hẹn cho sếp như ở chỗ cũ.

Những trường hợp như Minh Hồng, Thanh Lan hay Quân không phải là cá biệt. Chuyện SV mới ra trường “nhảy” hết từ công ty này sang doanh nghiệp khác ngày càng trở nên phổ biến.

Theo phân tích của Câu lạc bộ Giám đốc nhân sự Hà Nội (CPO Club), nguyên nhân chủ yếu khiến người lao động, mà đặc biệt là các bạn trẻ “nhảy việc” là vì họ không có cơ hội để cống hiến, để tự khẳng định mình. Những người trẻ thường có khát vọng được thăng tiến, phát triển nghề nghiệp và hưởng những quyền lợi đúng với công sức của mình nhưng doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu đó thì họ đành “dứt áo ra đi”.

Bà Phạm Thu Hiền, Trợ lý Giám đốc Nhân sự Unilever Việt Nam cho rằng các nguyên nhân chính dẫn đến “nhảy việc” là môi trường làm việc không tạo cho người lao động còn có cơ hội phát triển, họ không nhìn ra được con đường thăng tiến của mình, vì thế họ chấp nhận ra đi để tìm 1 cơ hội mới.

Đôi khi, những người trẻ muốn được “refresh” (làm mới) lại chính mình vì ở lâu một chỗ thì sức ì sẽ lớn dần. SV mới ra trường chỉ muốn đi làm để lấy kinh nghiệm và sau một thời gian cảm thấy không học hỏi được gì thì cũng quyết định chuyển sang nơi khác.

Lương không thỏa đáng cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn tới tình trạng nhân viên ra đi. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chỉ coi nhân viên là công cụ làm việc chứ không quan tâm tới lợi ích của họ cũng khiến nhân viên thấy không được coi trọng và chuyển việc.

Ông Vũ Hồng Ngọc, Trưởng phòng Nhân sự tập đoàn Tân Hồng Hà cho rằng, nhân viên mới dễ bị chi phối bởi các luồng thông tin không chính thức, từ đó có tâm lý dao động, không ổn định.

Con dao hai lưỡi

Trịnh Ngọc Minh, Phó Chủ nhiệm CLB Nhà Ngân hàng tương lai, chuyên viên phòng dự án Bingo Việt Nam thì “nhảy việc” là hiện tượng không thể tránh khỏi vì số lượng SV có hoài bão lớn, muốn đi làm chỉ để lấy kinh nghiệm ngày càng tăng.

“Nhảy việc” có thể mở ra những cơ hội mới để tìm kiếm môi trường làm việc tốt hơn, cơ hội thăng tiến nhiều hơn. Quan trọng hơn cả là nếu các bạn trẻ quan sát tốt, biết học hỏi thì sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức, kinh nghiệm và quan điểm mới, đa diện.

Đặc biệt, nếu giữ được mối quan hệ tốt với cơ quan cũ thì các bạn trẻ còn có thể xây dựng được mạng lưới đối tác, nhà tư vấn quan trọng rất cần thiết với các SV mới tốt nghiệp.

Nhưng trên thực tế thì không có nhiều bạn trẻ mới ra trường đã có được nhạy cảm nghề nghiệp như vậy. Vì thế, việc chuyển công ty để tìm cơ hội mới đôi khi lại trở thành “thảm họa” và sau vài ba lần “nhảy”, các bạn trẻ càng cảm thấy chông chênh.

Vì thế, cũng theo Ngọc Minh thì bộ phận SV sẵn sàng gắn bó với công việc của mình trong một thời gian dài vẫn còn khá lớn. 1 nhân viên khi thôi việc luôn luôn phải có 1 lộ trình dài, bị ức chế hoặc lực đẩy từ nhiều nguyên nhân mới dẫn đến hành động đó.

“Nhảy việc” không phải là thứ “mốt” mà những SV mới tốt nghiệp đang mải miết chạy theo mà sự thực là họ đang loay hoay tìm hướng đi đúng cho tương lai của mình.

TS Lê Quân, Chủ tịch Hội đồng Chuyên gia của Công ty Tư vấn Giáo dục Việt Nam (EduViet) đưa ra lời khuyên: “Các bạn trẻ phải xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp lâu dài và kiên nhẫn hơn nữa. Khi chưa xác định được mục tiêu và khả năng thích nghi không cao thì chuyển sang công ty mới, các bạn cũng không phát huy được năng lực, đồng thời không được công ty mới đánh giá cao.”

Quả thực, các SV mới ra trường thường thiếu kiên nhẫn, gặp thử thách trong công việc mới là dẫn đến stress, chán nản và có thể bỏ việc chỉ sau 1, 2 tháng.

Thanh Lan chia sẻ: “Ban đầu chuyển tới công ty mới cũng thường bị mắng nếu làm sai hoặc không biết việc nên rất ức chế nhưng sau đó quen dần và hiểu rằng mọi người cũng chỉ vì lo cho công việc chung chứ không phải “ma cũ bắt nạt ma mới”. Lan cho biết trước mắt sẽ gắn bó một thời gian dài với công việc mới này chứ không còn bay nhảy nữa vì “chẳng muốn tiếp tục thời kỳ thử việc”.

TS Lê Quân cho biết, ông đánh giá cao các doanh nghiệp nhỏ. “Dù môi trường làm việc có thể chưa chuyên nghiệp nhưng họ thật sự cần người nên các bạn trẻ có nhiều cơ hội để phát huy năng lực của mình”. Vì thế, các bạn trẻ đừng “chê” mà vội vàng rời bỏ những nơi này bởi nó có thể là bàn đạp cho thành công sau này.

Bên cạnh đó, một CV dày đặc danh sách các công việc chỉ làm trong vài tháng chắc chắn cũng không gây thiện cảm cho nhà tuyển dụng bởi họ sẽ đặt dấu chấm hỏi về độ “chung thủy” hay năng lực của ứng viên.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay