Nhảy việc – nên hay không nên?

Lượt xem: 37,523

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

 

Ai cũng biết những người trẻ tuổi thì rất năng động, họ nhanh chóng hòa nhập được trước những đổi thay của cuộc sống. Và trong công việc, họ cũng được biết đến như những người ưa nhảy việc!

Theo Grahame Doyle, giám độc nhân sự của công ty Hays, phong trào nhảy nhảy việc tại các khách sạn ở Úc đang tăng cao, và chiếm phần lớn tỉ lệ này là những nhân viên trẻ .

Nhưng, làm nhiều công việc khác nhau chỉ trong một thời gian ngắn có là giải pháp tốt? Khi mà bạn hoàn toàn chưa có kinh nghiệm sâu sắc ở một lĩnh vực đã nhảy sang một chuyên môn mới – hoàn toàn không giống với chuyên môn trước đó. Và học hỏi quá nhiều thức như vậy, liệu có tốt cho sự nghiệp của bạn hay không?

“Các nhân viên trẻ ngày nay trung bình nhảy việc 2 – 3 lần trong 2 năm đi làm đầu tiên” Doyle nói. “Tuy nhiên, nhà tuyển dụng thì không thích như vậy, họ muốn tìm những nhân viên làm việc với họ lâu dài, hoặc ít nhất cũng có cam kết làm cho học từ 3 – 5 năm” Nghĩa là, nếu thường xuyên nhảy việc, bạn sẽ rất khó để có được một công việc tốt như ý mình.

Điều này có nghĩa là gì? Nếu bạn là người thích nhảy việc, hoặc bắt buộc phải nhảy việc, thì trước khi quyết định thay đổi: hãy tạo cho mình một nền tảng chuyên môn thật vững vàng, nói cách khác: bạn phải linh hoạt.

Nhưng, các ứng viên thì lại hay hoang phí thời gian để kiếm tìm các cơ hội (việc làm) cũng như không các định được phương hướng cho mình một cách rõ ràng. Và sẽ tốt hơn nếu bạn làm việc lâu dài cho một công việc nào đó. Bởi vì lúc ấy,bạn sẽ có đủ khả năng và kinh nghiệm cho mình, sẽ có được một công việc tốt nhất trên thị trường việc làm.

Về cơ bạn, phần lớn những người hay nhảy việc là những ứng viên không có nhiều tiềm năng.

“Hãy quan tâm đến nghề nghiệp của bạn” Doyle nói. Những việc kế tiếp là bạn phải tìm cách nào đó để làm tăng thêm giá trị cho mình trên con đường xây dựng sự nghiệp.

Lesley Schoer – một doanh nhân và cũng là nhà tuyển dụng lâu năm cho biết: “Điều quan trọng là không phải xem quá trình (nhảy việc) này như một điều xấu, chúng chỉ không có lợi khi bạn muốn xây dựng một sự nghiệp lâu bền. Nhưng, nếu bạn là một người trẻ: còn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng, muốn thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhay để có được các tải nghiệm cho riêng mình thì hãy cứ làm điều đó – tất nhiên, chỉ trong một vài năm đầu tiên khi bắt đầu sự nghiệp.

Schoer có một số lời khuyên cho những người thiếu chuyên môn như sau: “Rõ ràng, những người làm nhiều công việc khác nhau với nhiều công ty khác nhau trong mỗi 10 năm sẽ khó thể có đươc sự thăng tiến như mong muốn.

Hai hoặc 3 năm cho một công việc sẽ giúp bạn học hỏi nhiều kinh nghiệm hơn rất nhiều so với việc bạn nhảy việc hàng năm. Tuy nhiên, có một số công việc lại cần có sự thay đổi thường xuyên - vì như thế sẽ giúp bạn có được kinh nghiệm cần thiết như bán hàng, hay CNTT… Đây thường là những lĩnh vực rộng, bao hàm nhiều ngành nhỏ khác, việc nhảy việc thường xuyên trong một lĩnh vực này sẽ giúp bạn có được nhiều kiến thức có lợi cho mình khi phát triển sự nghiệp.

Có thể nói: nhảy việc là một xu hướng tất yếu trong tình hình hiện nay, điều này không chỉ xảy đến với các bạn sinh viên mới ra trường mà còn khá nhiều người lao động trẻ khác. Chẳng có một chuẩn mực nào để cho rằng nhảy việc là tốt hay không tốt, nhưng điều quan trọng nhất mà người lao động cần nhớ là: mình học hỏi được gì sau những lần nhảy việc ấy; và nếu có ý định nhảy việc, hãy suy nghĩ thật kỹ: điều này có thật sự cần thiết? Vì suy cho cùng, mục đích cuối cùng của tất cả chúng ta – những người lao động – đó là: tìm một công việc phù hợp nhất để xây dựng một sự nghiệp vững chắc cho mình.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay