Những bài học lãnh đạo (phần I)

Lượt xem: 12,652

Nhiều lãnh đạo rất cầu toàn. Họ không muốn làm mất lòng bất cứ ai. Khi khó khăn, họ cũng không muốn nhờ nhân viên giúp đỡ vì như thế có vẻ... hạ mình quá. Một số kinh nghiệm từ Cựu ngoại trưởng Mỹ Colin Powell có thể sẽ có ích.

Những bài học lãnh đạo (phần I)

Bài học 1: Trách nhiệm nhiều khi khiến người khác bực mình.

Là lãnh đạo, bạn phải chịu trách nhiệm về thành công của cả tổ chức.
Không thể tránh khỏi việc có người cảm thấy bất đồng với hành động và quyết định của bạn. Những người bình thường thường cố làm cho mọi người phải thích mình. Họ luôn tránh những quyết định có vẻ “động chạm”, tránh đối đầu với những người lẽ ra cần phải đối đầu, tránh đưa ra mức thưởng chênh lệch kể cả với những thành tích khác nhau. Đơn giản, họ sợ sẽ làm mất lòng người khác.

Nhưng thực ra, những người cảm thấy tức giận vì những lựa chọn không dứt khoát, về việc đối xử cào bằng như nhau mới là những người năng động và hiệu quả nhất trong tổ chức.

Bài học 2: Ngày mà “lính” của bạn không còn mang lại rắc rối là ngày bạn không còn lãnh đạo họ nữa.

Bởi khi đó, "lính" của bạn không tin rằng bạn có thể giúp họ và họ sẽ kết luận là bạn không quan tâm đến họ. Đây cũng là trường hợp thất bại trong việc lãnh đạo. Nếu đây là một bài kiểm tra, chắc chắn đa số giám đốc điều hành sẽ trượt.

Thứ nhất, họ thường xây dựng quá nhiều rào cản, họ cứ nghĩ rằng hỏi ý kiến nhân viên dưới quyền là việc làm ngớ ngẩn.

Thứ hai, họ nuôi dưỡng quan niệm "đề nghị giúp đỡ" đồng nghĩa với việc hạ thấp mình, với sự yếu kém hoặc thất bại. Họ đưa ra nhiều lí do để che đậy khuyết điểm, và do đó tổ chức bị thiệt hại.

Những nhà lãnh đạo thực sự luôn gần gũi với tất cả nhân viên. Họ quan tâm đến những nỗ lực và thách thức mà nhân viên phải đối mặt. Họ tạo ra thói quen phân tích vấn đề thay cho việc đổ lỗi lẫn nhau khi gặp sự cố.

Bài học 3: Đừng quá tin vào các chuyên gia. Họ thiên về phân tích số liệu hơn là khả năng phán đoán.

Các công ty nhỏ và mới thành lập thường không dành thời gian cho các chuyên gia. Họ cũng không có tiền trả cho các nhà phân tích. Chủ tịch có thể trả lời điện thoại và lái xe tải khi cần. Nhân viên hoặc phải làm việc và mang lại lợi nhuận cho công ty hoặc sẽ bị sa thải.

Còn một số công ty khi đã lớn mạnh lại thường xuất hiện xu hướng chia chác, "rây máu ăn phần", chủ nghĩa bình quân. Người lãnh đạo thực thụ phải biết phát hiện và đấu tranh với những khuynh hướng tiêu cực này.

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay