Những bước cần làm trước khi nghỉ việc

Lượt xem: 1,089

Thế giới nhỏ bé hơn chúng ta tưởng và với xu hướng sáp nhập, ngày nay, tốt nhất bạn không nên có thái độ “qua cầu rút ván” khi định thôi việc. Người mà bạn ghét có thể lại là đồng nghiệp của bạn sau này. Sau đây là những điều bạn cần lưu ý trước khi quyết định thôi việc.

  • Giữ thái độ chuyên nhiệp, nhã nhặn khi tuyên bố ý định rời bỏ công ty.
  • Tham khảo ý kiến của người quản lý trực tiếp, rồi đến đồng nghiệp.
  • Đừng khoe khoang về vị trí mới, lương bổng…Thay vì thế, cảm ơn mọi người về sự hỗ trợ và tình bằng hữu. Cho họ thông tin cá nhân để giữ liên lạc.
  • Viết một lá đơn xin thôi việc chuyên nghiệp. Không cần phải giải thích dài dòng, có thể đơn giản nói rằng bạn từ bỏ vị trí để theo đuổi sở thích hoặc cơ hội mới. Cho dù bạn yêu, ghét công việc hoặc người quản lý, thì nội dung bức thư vẫn phải bảo đảm nguyên tắc: ngắn gọn, tôn trọng, trình bày ý định thôi việc.
  • Cho ông chủ biết trước để họ có thể sắp xếp người thay thế bạn.
  • Thông thường có thể báo cáo trước 2-4 tuần. Làm việc với ông chủ hiện tại và tương lai để xác định khung thời gian phù hợp cho cả đôi bên.
  • Gợi ý người kế vị bằng cách cho ông chủ tiếp xúc với đồng nghiệp mà bạn đánh giá cao. Đề cử những ứng cử viên sáng giá cho vị trí của bạn.
  • Kết thúc mọi công việc của mình. Đừng để các dự án hoàn thành nửa vời. Để lại danh sách công việc và những gì cần làm nốt trước khi đi khỏi.
  • Đừng để chỗ ngồi hoặc phòng làm việc của bạn bị xáo trộn. Dành một ngày để sắp xếp lại mọi thứ cho người kế tiếp.
  • Có thể đề nghị đào tạo người kế nhiệm. Như vậy, bạn có thể phải quay lại chỗ cũ sau khi đã ra đi. Nếu bạn đi trước khi người mới tới, hãy sẵn sàng để trả lời câu hỏi trực tiếp hoặc qua điện thoại.
  • Đừng biến mất. Hãy là một thành viên năng động và hữu ích trong ngày làm việc cuối cùng. Làm việc hết mình để giữ lại một ấn tượng tốt đẹp và bền lâu.
  • Tránh gièm pha về công ty. Một khi người khác biết bạn rời khỏi, họ có thể sẽ tìm kiếm bạn để chia sẻ sự bất mãn. Nếu bạn không muốn để tiếng xấu, đừng giao du với những nhân viên bất mãn hoặc tư lợi.
  • Trả lời cuộc phỏng vấn cuối cùng một cách khôn khéo. Bất kể điều gì, đây không phải là lúc để bạn nói xấu ông chủ hay những người bạn căm ghép.
  • Đàm phán khôn khéo về khoản tiền được lĩnh trước khi ra đi, không tham lam hoặc quá đòi hỏi. Yêu cầu một cách lịch sự những gì bạn xứng đáng, như tiền lương hoặc phần thưởng…
  • Để lại vật dụng của công ty. Đừng lôi theo các đồ dùng trong văn phòng để trang bị cho chỗ mới. Trừ những thứ bạn mang từ nhà hoặc mua bằng tiền túi, hãy để lại mọi thứ trên bàn.
  • Đừng gửi những bức email thống thiết hoặc huênh hoang. Nếu bạn định chia tay mọi người qua email, hãy cho họ thông tin cá nhân để liên lạc - họ chính là một phần trong mạng lưới thông tin quan trọng của bạn.

 

Bài viết khác

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay