Những bước đi "tiêu diệt" cơ hội việc làm của bạn

Lượt xem: 17,609

Bạn đã vượt qua vòng sơ loại hồ sơ, thậm chí là một vài cuộc phỏng vấn qua điện thoại. Tuy nhiên, với buổi gặp gỡ trực tiếp với nhà tuyển dụng, bạn có thể gặp một trong những sai lầm đáng tiếc.

Đối với nhiều người, buổi phỏng vấn là giai đoạn áp lực nhất trong hành trình tìm kiếm việc làm bởi vì đã đến lúc họ không thể giấu mình đằng sau những lá thư hoặc những bộ hồ sơ đã được chau chuốt. Cuộc gặp trực tiếp mặt đối mặt giữa nhà tuyển dụng và các ứng viên sẽ thực sự diễn ra. Nhưng nếu bạn ghi nhớ 13 chú ý đơn giản dưới đây, bạn sẽ vượt qua buổi phỏng vấn và dành được kết quả tốt đẹp.
 
Sau đây là những lỗi thường gặp trong các buổi phỏng vấn và cách tránh:
 
Đến muộn: Hãy xác định rõ đường đến địa điểm phỏng vấn từ nhà tuyển dụng hoặc bản đồ. Mang theo đồng hồ và khởi hành sớm. Nếu có chuyện gì xảy ra khiến cho bạn không thể đến đúng giờ, hãy gọi cho nhà tuyển dụng và sắp xếp một lịch hẹn khác.
 
Trang phục không phù hợp: Bạn sẽ tạo một ấn tượng tích cực mạnh mẽ trong buổi phỏng vấn ở 17 giây đầu tiên. Mặc một bộ vest lịch sự, màu sắc nhã nhặn, một chút trang sức (bằng vàng, bạc hoặc ngọc), giầy đế thấp (tao nhã), và mọi thứ phải thật sạch sẽ và gọn gàng. Giữ vệ sinh bao gồm chải tóc, đánh răng, khử mùi cơ thể và một chút nước hoa thoang thoảng. Hãy kiểm tra mọi thứ vào buổi tối hôm trước, kiểm tra lại trước khi khởi hành và lại một lần nữa tại phòng chờ trước khi phỏng vấn.
 
Đóng vai một xác chết: Đúng, bạn rất lo lắng, nhưng bạn vẫn có thể mỉm cười, đúng không? Và vẫn có thể tạo sự liên kết bằng mắt, đúng chứ? Ngồi xuống, tập trung vào người phỏng vấn, và bắt đầu trả lời. Sự hăng hái, nhiệt tình là điều mà nhà tuyển dụng muốn trông thấy từ bạn.
 
Không thuốc lá, kẹo cao su và bia/rượu: Tất cả những điều này là ở bản thân bạn, và không ai có thể giúp. Các nhà tuyển dụng muốn thuê những người không hút thuốc. Tại một buổi phỏng vấn khi ăn trưa hoặc ăn tối, tất cả mọi người có thể uống bia/rượu, trừ bạn.
 
Không tìm hiểu về công ty: Sẽ chẳng có thời gian cho bạn tìm hiểu về công ty tại buổi phỏng vấn. Bạn cần nắm được những dịch vụ và sản phẩm của công ty, doanh số hàng năm, cơ cấu tổ chức và những thông tin cơ bản về công ty qua Internet, tạp chí hoặc từ những nhân viên của công ty từ trước đó. Hãy chứng tỏ rằng bạn muốn được trở thành một nhân viên của công ty bằng cách thể hiện những hiểu biết của bạn về công ty đó.
 
Không thể nói rõ ràng về những điểm mạnh và yếu của chính bản thân: Chỉ có bạn mới có thể nhận ra những điểm mạnh có giá trị nhất cũng như những điểm yếu dễ bị đánh trúng nhất của mình. Hãy tập trung vào những điểm mạnh của bạn. Còn điểm yếu, nếu phải đưa ra hãy cố gắng chuyển nó sang mặt tích cực.
 
Phỏng vấn trôi chảy: Luyện tập! 1 người bạn, một danh sách các câu hỏi phỏng vấn và một máy ghi âm, và tiến hành một buổi diễn tập phỏng vấn. Giới thiệu và thuyết minh, đó là một phần của buổi phỏng vấn thực sự. Hãy bắt đầu bằng việc giới thiệu bản thân và đi xuyên suốt cả cuộc phỏng vấn cho đến khi nói lời tạm biệt. Viết ra những câu trả lời khó, luyện tập chúng cho đến khi bạn diễn đạt một cách lưu loát (nhưng đừng quá trơn tru)
 
Thao thao bất tuyệt: Lan man, làm gián đoạn cuộc phỏng vấn và trả lời một câu hỏi đơn giản bằng một bài diễn văn 15 phút…, tất cả những điều đó có thể tránh được nếu bạn để ý và luyện tập về những gì bạn muốn đề cập đến. Câu trả lời tốt là câu trả lời súc tích, ngắn gọn.
 
Không tạo được mối liên kết giữa bản thân và vị trí đang ứng tuyển: Nhu cầu của công ty đã được thể hiện một cách tỉ mỉ thông qua mô tả công việc. Bạn hãy kết nối kinh nghiệm, tài năng và thế mạnh của mình với những mô tả đó. Điều đó trả lời cho những lý do cần thiết cho buổi phỏng vấn: “Học vấn/ kinh nghiệm/ tài năng/ thế mạnh của tôi phù hợp với yêu cầu của công ty ông ra sao? Và tại sao tôi có thể làm được công việc đó cho công ty của ông.”
 
Không đưa ra các câu hỏi và hỏi quá nhiều: Sử dụng những điều bạn tìm hiểu được để đưa ra tập hợp các câu hỏi giúp bạn xác định liệu cộng việc này hoặc công ty này có phù hợp với bạn hay không?
 
Nói xấu ai đó: Bạn không muốn trở thành một người luôn phàn nàn chứ? Tốt hơn hết là đừng nói xấu về người chủ hiện tại, hay người chủ cũ hoặc đối thủ của bạn.
 
Đòi hỏi về thù lao và/hoặc lợi ích quá sớm: Hãy chờ cho đến khi nhà tuyển dụng đề cập đến vấn đề đó sau, sau khi thảo luận về trình độ cũng như yêu cầu và mong muốn của công ty.
 
Không có đề nghị cho công việc: Khi nhà tuyển dụng ra ý kết thúc buổi phỏng vấn, hãy cho họ biết bạn quan tâm đến công việc đó và hỏi về những bước tiếp theo.

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay