Những câu hỏi hay nhất dành để hỏi nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn

Lượt xem: 160,857

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Một buổi phỏng vấn được định nghĩa theo hai cách. Thứ nhất là nhà tuyển dụng phỏng vấn bạn để xác định xem bạn có phải là người phù hợp nhất với công việc hay không? Thứ hai là bạn cần phải nêu ra những câu hỏi để xác định xem bạn có hài lòng với vị trí của mình trong công ty hay không?

 

 

Như bất kì một buổi phỏng vấn nào, bạn sẽ hơi bối rối một chút khi có mặt trong một căn phòng khá lạ lẫm với mình, mọi thứ dường như rất mới mẻ và “không quen thuộc”. Và sau khi lắng nghe màn độc thoại của nhà tuyển dụng nói về vai trò của công ty, bạn sẽ chính thức bước vào cuộc phỏng vấn với những câu hỏi hóc búa nhằm khai thác mọi thông tin về bạn: về nền tảng học vấn, về những dự định của bạn trong tương lai… Và điều quan trọng nhất là bạn phải trình bày thật rõ ràng và chính xác trong từng câu trả lời của mình.

Tất cả những gì bạn cần trong buổi phỏng vấn là bình tĩnh và tự tin. Điều này sẽ giúp bạn tránh tình trạng nói lắp.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ là người được hỏi thì điều này chưa chắc đã gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng. Nhiều nhà tuyển dụng nói rằng họ thích những ứng viên biết đặt cho họ những câu hỏi thật sự thông minh và dĩ nhiên là những câu hỏi dạng này luôn dựa vào những hiểu biết của các ứng viên về tổ chức.

Vì những lý do trên, trước khi bước vào buổi phỏng vấn, bạn phải luôn chuẩn bị một danh sách những câu hỏi mà có thể chứng tỏ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có quan tâm đến công ty của họ và vị trí mà họ cần tuyển. Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn một số gợi ý như sau:

Những câu hỏi thể hiện sự hiểu biết của bạn về công ty

Xu hướng của công ty trong 5 năm tới là gì?

Anh nghĩ cái gì là tài sản quý giá nhất của công ty anh?

Anh có thể nói cho tôi về những dự định phát triển sản phẩm mới của công ty hay không?

Anh đánh giá như thế nào về sự cạnh tranh trong công ty?

Hỏi về những vị trí còn bỏ trống trong công ty

Anh có thể cho tôi biết chuyện gì xảy ra cho người cuối cùng từng làm việc ở vị trí này hay không?

Anh có thể cho tôi biết những ưu điểm và khuyết điểm của người từng giữ vai trò này hay không?

Anh có thể cho tôi biết những kỹ năng nào mà anh đang thật sự tìm kiếm cho vị trí công việc mới?

Hỏi về những nhân viên đang làm việc trong cùng bộ phận, về vai trò của họ trong công ty, điều này sẽ giúp bạn hiểu được nhiều điều về văn hóa và hệ thống thứ bậc trong công ty. Bạn có thể hỏi những câu như sau:

Bộ phận này có vai trò gì vậy anh/chị?

Anh/chị có thể cho tôi biết những thành công của bộ phận này trong 2 năm gần đây không?

Tầm nhìn và chiến lược của bộ phận này là gì vậy anh/chị?

Trách nhiệm của công việc (Cần tránh những câu hỏi mơ hồ)

Anh/chị nghĩ cái gì là khía cạnh quan trọng nhất trong công việc này?

Những kỹ năng và phẩn chất thái độ nào mà anh/chị cho là cần thiết nhất đối với công việc này?

Anh có thể cho tôi xem bảng miêu tả công việc trong vòng một tuần đối với vị trí công việc này hay không? Tôi sẽ làm việc trực tiếp với những ai? Với những khách hàng nào?

Mức độ đánh giá công việc như thế nào? tôi sẽ được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn nào? Trong bao lâu? 3 tháng hay 1 năm?

Và sau khi kết thúc buổi phỏng vấn bạn đừng quên hỏi nhà tuyển dụng:

“Anh có thể cho tôi biết những bước tiếp theo trong quy trình phỏng vấn này là gì không?”

Hãy luôn dành cho nhà tuyển dụng những câu hỏi khôn ngoan nhất để bạn luôn là người chiến thắng bạn nhé!

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài viết khác

Interview là gì? Tìm hiểu cách chuẩn bị và trả lời phỏng vấn hiệu quả với các kỹ năng, lời khuyên và những bí quyết giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Xem thêm

Giới thiệu bản thân thường là câu hỏi đầu tiên trong buổi phỏng vấn và cũng là yếu tố then chốt chinh phục nhà tuyển dụng. Xem ngay cách giới thiệu sao cho ấn tượng nhé!

Xem thêm

Phỏng vấn là bước quan trọng quyết định thành công trong hành trình tìm kiếm việc làm. Để ghi điểm với nhà tuyển dụng và tự tin chinh phục vị trí ứng tuyển, bạn cần chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng mềm. Trong bài viết này, CareerViet sẽ chia sẻ bí quyết hiệu quả giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng nhé!

Xem thêm

Project Manager là vị trí đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và kiểm soát dự án cho đến khi dự án kết thúc

Xem thêm

Thực tập sinh chính là cơ hội để tích lũy kinh nghiệm, khám phá con đường sự nghiệp, tạo cho mình một lợi thế trên thị trường, tạo môi trường năng động

Xem thêm

Kế toán thuế là người phụ trách việc quản lý thuế của doanh nghiệp, cần trực tiếp làm với cơ quan thuế để giải quyết và kiểm tra các thông tin của hóa đơn.

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay