Những câu hỏi phỏng vấn thông dụng (phần 1)

Lượt xem: 44,736

Bất kỳ công việc nhân viên truyền thông, thủ quỹ, hay nhân viên công sở cũng đều trải qua quá trình phỏng vấn sàng lọc để tìm ra ứng viên sáng giá. Để chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn có hiệu quả, hãy tìm hiểu kỹ về những câu hỏi mà có thể bạn sẽ bị nhà tuyển dụng chiếu tướng,phải làm gì trước những tình huống này, hãy xem xét kỹ một số tình huống có thể sẽ đến với bạn như sau:

Hỏi: “ Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình không?”

Câu hỏi này được sử dụng để đánh giá nhân cách, quá trình chuẩn bị, kỹ năng giao tiếp và khả năng suy nghĩ của bạn trên bước đường vào nghề. Hãy chuẩn bị sẳn một số thông tin về công việc mà bạn đã từng làm, những sở trường cá nhân, tóm tắt sơ lược quá trình tìm việc của bạn, nói về những kinh nghiệm mà bạn từng trải.

Hỏi: “Tại sao bạn từ bỏ công việc cũ?”

Câu trả lời tốt nhất là: “…để tìm một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, nhiều thử thách trong công việc hơn, có trách nhiệm hơn và công việc đa dạng hơn…”

Hỏi: “Tại sao bạn muốn nhận công việc này/ tại sao bạn lại muốn làm việc tại công ty này?”

Hãy nói những hiểu biết của bạn về công ty và nhấn mạnh rằng bạn cảm thấy khá phù hợp với vị trí cần tuyển.

Hỏi: “ Bạn sẽ làm để cống hiến cho công ty này?”

Đây quả thực là một cơ hội để bạn ca ngợi chính mình, hãy đề cập đến những kỹ năng mà bạn có và những gì mà vị trí tuyển dụng của bạn yêu cầu.

Ví dụ: “tôi rất rành trong lĩnh vực bán hàng, làm việc nhóm rất tốt, khá nhạy bén khi tiếp cận một thị trường mới mẻ mà anh/chị đang mở rộng ở khu vực châu á.”

Hỏi: “Bạn nghĩ gì về vị trí này?”

Câu hỏi này được dùng để nhận biết xem bạn có quan tâm đến vị trí này không, bạn đã làm những gì để tìm hiểu về vị trí này, hãy lắng nghe người phỏng vấn bạn và bạn có thể tóm tắt lại các thông tin một cách rõ ràng và chính xác.

Hỏi: “Bạn biết gì về công ty?”

Câu hỏi này dùng để xem mức độ yêu thích của bạn đối với công việc và những hiểu biết của bạn về tổ chức và nền công nghiệp. Nói về những nghiên cứu mà bạn đã thực hiện trong lĩnh vực mà bạn yêu thích đối với công ty, quy mô của nó, khách hàng chính và tình trạng hiện tại, xem xét thật kỹ các nguồn thông tin mà bạn sở hữu.

Hỏi: “ Bạn có câu hỏi nào muốn hỏi không?” Hay “bạn có thắc mắc gì về công ty không?”

Luôn luôn chuẩn bị một câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng (người phỏng vấn bạn), hỏi về vị trí mà bạn đang quan tâm, muốn biết những thông tin chung về công ty. Nếu họ sẳn sàng trả lời những câu hỏi của bạn thì có nghĩa là họ biết rằng bạn đã nghĩ về vị trí mà bạn quan tâm rất nhiều và đã chuẩn bị khá kỹ càng cho cuộc phỏng vấn.

Ví dụ:

“ Bạn nhận thấy điều gì ở vai trò này?”

“ Tôi cảm thấy mình đã chọn đúng vị trí phù hợp với mình, tôi muốn biết về mọi họat động của tổ chức, tôi thường tìm thông tin về công ty trên các ấn phẩm báo chí…”

Hỏi: “Bạn có tin tưởng vào sở trường của mình không?”

Hãy chuẩn bị thật kỹ về câu trả lời cho những tình huống này, hãy cho họ thấy rằng những kinh nghiệm mà bạn đã từng trải thật sự sẽ giúp ích cho công việc hiện tại của bạn.

Hỏi: “Điểm yếu của bạn là gì?”

Chẳng ai lại muốn nêu ra điểm yếu của mình trong một tình huống phỏng vấn như thế này. Nhưng đây thực sự lại là một cơ hội để bạn có thể ghi điểm cho nhà tuyển dụng nếu bạn thật sự có được một câu trả lời khéo léo.

Hãy nghĩ đến một điều gì đó có liên quan đến kinh nghiệm làm việc của bạn và hãy khéo léo biến nó thành một “điểm yếu” nhưng lại là một “điểm yếu ghi điểm” ví dụ: “ đôi khi tôi cảm thấy mình rất khó chịu, đặc biệt là rất cầu kỳ trong công việc, nên thỉnh thỏang đòi hỏi ở đồng nghiệp quá cao để hòan tất nhiệm vụ một cách hòan hảo, điều này thỉnh thỏang khiến cho bạn bè tôi không mấy hài lòng”

Hỏi: “Tại sao bạn làm quá nhiều nghề?”

Nếu thật sự bạn làm nhiều nghề khác nhau trong nhiều giai đọan thì cứ việc miêu tả chi tiết cho nhà tuyển dụng của bạn biết về những công việc mà bạn đã từng làm, bạn đã học tập được những kinh nghiệm và kỹ năng gì, bạn đã được đi đâu chưa, đặc biệt là có được ra nước ngòai để tham gia một khóa đào tạo nào không ?v.v…Hãy liên kết các kinh nghiệm trong quá khứ vào công việc hiện tại để nhà tuyển dụng thấy rằng những kinh nghiệm đó thật sự rất hữu ích cho họ.

Hỏi: “Bạn yêu thích công việc hiện tại hơn hay quá khứ hơn?”

Đây là một câu hỏi đánh lừa bạn, mục tiêu của câu hỏi này là kiểm tra lại xem bạn có thật sự làm những công việc mà bạn nói trước đây không. Ngòai ra còn xem xét năng lực của bạn như thế nào và chú ý đến những kinh nghiệm mà sắp tới bạn sẽ trải nghiệm.

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 

Tìm việc làm | Việc làm tại Hà Nội | Việc làm kế toán tại Đà Nẵng | Việc làm IT Bắc Ninh

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay