Những câu không nên nói

Lượt xem: 13,004

Bạn đừng bao giờ nói: "Trời ơi, tôi luôn ngập trong công việc!". Cho dù bận bịu và luôn phải làm ngoài giờ, bạn cũng cần khiêm tốn và nhã nhặn hơn, đừng quá đề cao mình. Nhiều khi bạn không có ý vậy nhưng cách nói khiến người khác hiểu như vậy.

Những câu không nên nói

Để hòa hợp và phát triển tốt ở công sở, bạn chẳng những cần năng lực làm việc mà còn cần cả năng lực giao tiếp. Nó giúp bạn thể hiện khả năng kinh doanh, kinh nghiệm, sự chuyên nghiệp và chứng tỏ bạn là ai với sếp cũng như đồng nghiệp. Sau đây là những câu không nên nói:

''Tôi không thể làm được...''

Thay vì bạn nói "tôi không biết làm, tôi không thể làm được", hãy tìm cách trau dồi thêm hay tìm ra phương hướng, cách giải quyết. Đứng trước tình huống được giao một việc khó, bạn hãy nhận lời và nhẹ nhàng nói: "Tôi rất vui và tự hào được đảm nhận công việc này. Tôi cần thêm thời gian (hay nhân sự, tiền bạc, huấn luyện) để thực hiện dự án".

''Anh nghi ngờ (hay chất vấn, phán xét) cách làm của tôi ư?''

Bạn đừng cố thủ, phòng ngự khi bị sếp hay đồng nghiệp chất vấn, thử thách. Hãy chuyển thành một câu nói khác tích cực hơn như: "Tôi đánh giá cao suy nghĩ của bạn, nhưng tôi mạnh dạn tin tưởng vào cách làm của tôi".

''Tôi sẽ thử làm theo anh nhưng đừng trách nếu không hiệu quả''

Có thể bạn không cần làm theo cách của đồng nghiệp nhưng cũng nên tìm ra những điểm tương đồng hay một vài điểm nhất trí. Hãy nói rằng: "Tôi đồng ý chúng ta cần thay đổi chiến lược, nhưng tôi còn thắc mắc hay cảm thấy không ổn về việc này, chúng ta hãy cùng thảo luận".

''Anh chị chẳng bao giờ...''

Tránh nói những câu đại loại như "anh chị chẳng bao giờ chịu trả lời email" vì nó thể hiện sự tiêu cực hay khẳng định sự bất lực của đối phương. Với cách này, bạn khó mà giữ được hòa khí khi làm việc.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay