Những câu nói “tối kỵ” khi đề nghị tăng lương
Lượt xem: 62,645Đề nghị tăng lương là hành động đòi hỏi khả năng giao tiếp khéo léo bởi đây là một vấn đề tế nhị. Để đạt được tối đa mục đích của mình, bạn nên tránh nói những câu sau trong quá trình đề nghị tăng lương:
“Dù ở cùng vị trí nhưng anh A lại nhận được tiền lương cao hơn tôi”
Bạn cảm thấy khó chịu khi người khác nhận được nhiều tiền hơn mình trong khi làm cùng công việc nhưng hãy nhớ rằng mức lương đa dạng vì rất nhiều lý do. Có thể người kia thương lượng mức lương ban đầu tốt hơn, do thị trường lao động thắt chặt hay người đó có kỹ năng đặc biệt mà công ty đánh giá cao… Hơn nữa, người quản lý sẽ khó chấp nhận việc nhân viên so đo tiền lương với đồng nghiệp làm lý do đề nghị tăng lương. Vì vậy, bạn nên tập trung vào mức lương mình xứng đáng được hưởng vì những gì chính bạn đã cống hiến, làm việc cho công ty, độc lập với thành tích của đồng nghiệp.
“Vì có con nhỏ nên tôi cần nhiều tiền hơn”
Lời đề nghị phải hướng về những giá trị của bản thân đối với công ty chứ không phải về tình hình tài chính của bạn. Nhà tuyển dụng không trả lương dựa vào mong muốn của nhân viên. Công ty cũng không phải chi trả nhiều tiền hơn với cùng một công việc cho người mua nhà đắt tiền hay nhiều chi phí sinh hoạt hơn. Thay vào đó, bạn nên dùng những lý do liên quan tới công việc và những gì mình đem lại cho công ty.
“Tôi sẽ nghỉ việc nếu không được tăng lương”
Đừng dọa nghỉ việc nếu không được tăng lương, kể cả khi sự thật là vậy. Người quản lý sẽ tự hiểu rằng nếu bạn không được thỏa mãn yêu cầu của mình, họ sẽ đối mặt với nguy cơ bạn sẽ ra đi. Vì vậy, bạn không cần phải nói thẳng ra điều đó.
“Đã 1 năm rồi tôi chưa được tăng lương"
Ở nhiều công ty, bạn phải lên tiếng đòi hỏi quyền lợi của mình vì việc tăng lương không xảy ra một cách tự động hàng năm. Nhưng dù bạn có thể chỉ ra thời gian chính xác từ lần cuối cùng mình được tăng lương nhưng đừng coi đây là lý do trọng điểm cho yêu cầu của bạn. Bạn cũng cần phải chỉ ra thành công mình mang lại cho công ty.
“Tôi đã đáp ứng tất cả yêu cầu công việc”
Đáp ứng yêu cầu công việc chỉ đem đến mức lương hiện tại của bạn. Nếu muốn có nhiều tiền hơn, bạn cần tăng giá trị bản thân bằng cách vượt xa so với những điều kiện tối thiểu.
“Tôi vừa có thêm tấm bằng thạc sĩ”
Nhiều người cho rằng có thêm tấm bằng thạc sĩ sẽ khiến mức lương của mình tăng cao. Nhưng nếu tấm bằng đó không đóng góp trực tiếp tới hiệu quả công việc hiện tại, người quản lý sẽ không đồng ý với lý do được tăng lương của bạn.
“Giờ tôi đã làm việc cho công ty 3 tháng, chúng ta có thể xem xét lại mức lương của tôi?”
Thông thường, bạn phải làm việc lâu dài cho công ty từ 6 tháng hay 1 năm trở lên mới có thể đề nghị tăng lương. Tuy nhiên, có một số ngoại lệ cho nguyên tắc này, chẳng hạn khi công việc thay đổi một cách hoàn toàn hay trách nhiệm của bạn tăng lên nhiều so với thỏa thuận ban đầu, hoặc bạn được yêu cầu những nhiệm vụ mới nặng nhọc hơn như thường xuyên phải đi công tắc. Trong những trường hợp này, bạn có thể bàn bạc lại mức lương với nhà tuyển dụng.
“Vì công ty cắt giảm nhân viên nên phần công việc của tôi nhiều hơn
Khi công ty gặp khó khăn về tài chính, họ tìm kiếm mọi cách để cắt giảm chi phí. Nhiều công ty thậm chí còn “đóng băng” tiền lương của nhân viên. Những nhân viên khôn ngoàn nên tế nhị trước những khó khăn này của công ty.
Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:
Tìm việc làm | Capichi | VPS tuyển dụng | Misa tuyển dụng | tìm việc làm ở quận 7 đường nguyễn thị thập | tuyển dụng rạch giá | tìm việc lái xe tphcm