Những "cỗ máy in tiền"

Lượt xem: 13,805

Khách hàng cảm thấy hài lòng - đó là niềm vui và cũng là trách nhiệm của nhân viên bán hàng

Nhân viên kinh doanh là những người trực tiếp đem lại doanh thu cho công ty, thường được gọi nôm na là "cần câu cơm" hay "máy in tiền".

Giỏi thuyết phục

Trong công ty, phòng Sales (Kinh doanh) luôn được ưu ái hơn hẳn tất cả các phòng ban khác vì đem lại doanh thu trực tiếp cho công ty. Họ không chỉ đơn thuần là bán được sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ mà còn phải tư vấn giúp khách chọn lựa, sử dụng sản phẩm sao cho khách có nhiều lợi ích nhất.

Anh Hứa Minh Đức, Trưởng phòng Hành chánh Nhân sự Công ty liên doanh Việt Nam Suzuki, chia sẻ: "Khi tuyển một nhân viên bán hàng, người tuyển dụng sẽ chú ý đến khả năng giao tiếp của ứng viên, tức là khả năng biết "nói" và biết "lắng nghe". Nói sao cho khách hàng hiểu được công dụng và lợi ích của sản phẩm mang lại cho họ, sao cho người nghe bị thuyết phục về lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm khác trên thị trường. Nói không phải là "dụ dỗ" người khác, mà là tư vấn, giới thiệu, trình bày, cam kết, để rồi sau đó thực hiện theo những điều mình đã nói. Nhưng muốn nói tốt thì phải lắng nghe tốt. Lắng nghe tốt tức là nhận ra được nhu cầu, nguyện vọng, khả năng, mong muốn của khách hàng, biết người ta cần gì, "ngứa" chỗ nào để "gãi" đúng chỗ đó. Cứ chú tâm nói mà không biết nghe thì khó có thể thành công trong phỏng vấn, cũng như trong công việc". Vì thế, sau khi bán được hàng rồi, nhân viên bán hàng còn phải lắng nghe những những ý kiến phản hồi từ khách hàng để phản ánh kịp thời với công ty.

Ở nhiều công ty, phòng kinh doanh phân công nhân viên chuyên trách riêng biệt: trực tiếp bán hàng, hậu cần - điều phối, chăm sóc khách hàng... Dựa trên sản phẩm, như: dự án, kỹ thuật, dịch vụ, hàng hóa... và phương thức bán hàng, ví dụ: bán từ xa qua điện thoại, e-mail hay bán tại phòng trưng bày sản phẩm, cửa hàng... mà nghề bán bàng cần có chuyên môn khác nhau. Chẳng hạn, "dân sales kỹ thuật" thường phải là người tốt nghiệp các chuyên ngành về kỹ thuật liên quan đến sản phẩm họ bán và có kỹ năng giảng giải cho khách hàng các vấn đề kỹ thuật theo ngôn ngữ đại chúng.

Và... lỳ đòn

Người ta thường nói "phi thương bất phú", vì khi chọn nghề này, lợi nhuận và các khoản hoa hồng là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Có những người thu nhập vài chục triệu đồng/tháng là bình thường, lại được công ty xem như "người hùng". Bên cạnh đó, nhân viên bán hàng còn thể hiện sự đặc biệt nhạy cảm với những nhu cầu của người khác, luôn năng động và linh hoạt trong cách xử lý tình huống... Một nhân viên bán hàng tiết lộ: "Một số khách luôn tìm cách ép giá. Phải tùy tình huống, lúc nhu lúc cương, nếu lúc nào cũng phục tùng khách hàng thì dễ tốn thời gian và chi phí mà lại không hiệu quả. Tuy nhiên, cũng cần phải duy trì tốt mối quan hệ lâu dài với khách hàng. Nhiều trường hợp, nhân viên bán hàng giỏi mà "nhảy việc" thì coi như công ty đã "mất đứt" những khách hàng của nhân viên ấy".

Dù vậy, nghề bán hàng cũng phải đối mặt với không ít cay đắng. Nhiều người làm trong nghề than thở: "Nghề sales rất "bạc", ít cơ hội thăng tiến vì một nhân viên kinh doanh giỏi, tuy đạt doanh số cao cũng rất khó lên được các cấp quản lý. Hơn nữa, nếu không đạt doanh số sẽ bị đào thải không nương tay." Tại chủ đề "Làm sales dễ ợt" trên diễn đàn nghề nghiệp www.jobviet.com một thành viên nhận định: "Tất nhiên, được hợp đồng thì người bán hàng hưởng, nhưng bị khách phàn nàn vì sản phẩm không tốt thì cũng người bán hàng nghe chứ ai... Với lại, nghe chuyện tìm khách hàng có vẻ dễ thế, nhưng có câu "thương trường là chiến trường", nghề này cạnh tranh, và "cấu xé" dữ lắm!". Việc chịu nắng gió, bụi bặm khi đi công tác hoặc bị khách hàng từ chối phũ phàng, cộng với áp lực doanh số hằng tháng luôn đè nặng là những khó khăn không nhỏ đối với những "lính mới". Vì vậy, nếu không kiên định, bạn sẽ dễ dàng bị nghề này đào thải chỉ sau một thời gian ngắn.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay