Những dấu hiệu của stress

Lượt xem: 14,932

Bạn nghĩ rằng stress chỉ làm giảm đi hiệu suất công việc? Điều đó vẫn chưa đủ. Stress không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, gây nên các bệnh như: đau nửa đầu, rối loạn hệ tiêu hóa, ung thư da, cao huyết áp và đau tim mà nó còn là nguyên nhân tình trạng mệt lả và căng thẳng về tinh thần.

Do vậy, việc nhận ra các dấu hiệu stress rất quan trọng để bạn có thể đảm vừa đảm bảo cho công việc có kết quả lại vừa đảm bảo cho sức khỏe ở điều kiện tốt nhất.

Dấu hiệu 1: Bạn khác với mọi người xung quanh

Nếu nhận thấy mình trở nên khác thường và dễ cáu kỉnh với đồng nghiệp thì bạn nên điều chỉnh mối quan hệ với họ, nếu không rất dễ gây bất đồng.

Dấu hiệu 2: Bạn đến muộn và muốn về sớm

Bạn thường dậy muộn và nghĩ đến chuyện đi làm là cảm thấy chán nản và mệt mỏi. Khi đến công ty, bạn chỉ mong đến trưa, và trưa qua thì bạn lại nhìn đồng hồ và đếm từng phút vào mỗi cuối ngày.

Dấu hiệu 3: Sự thờ ơ thay thế sự nhiệt tình

Bạn cảm thấy không có động lực làm việc, không có hứng để hoàn thành công việc và không có mơ ước vượt qua thử thách. Bạn bị mất hết lòng nhiệt huyết cũng như sự đam mê để làm việc có hiệu quả.

Dấu hiệu 4: Bạn không còn thân thiết với các đồng nghiệp

Bạn không còn quan tâm đến các mối quan hệ trong công ty nữa. Trước đây, bạn thường đi ăn uống, tham gia các hoạt động của công ty, nhưng bây giờ bạn không còn hứng thú gì nữa với bất cứ một hoạt động trong hay ngoài công ty.

Dấu hiệu 5: Bạn luôn cảm thấy ốm

Bạn luôn luôn cảm thấy bị kiệt sức, đau đầu, luôn trong tình trạng căng thẳng mệt mỏi, đau người và khó ngủ. Những dấu hiệu về tâm sinh lý là những biểu hiện phổ biến của hội chứng stress trong công việc.

Nếu bạn đang trải qua những dấu hiệu trên, đã đến lúc bạn cần phải thay đổi. Bạn có thể bắt đầu bằng việc nói chuyện với sếp hoặc cán bộ trong bộ phận quản lý nhân lực về những cảm nhận của mình khi phải đối mặt với những khó khăn như thế nào. Đặc biệt là cần phải bố trí lại công việc hoặc xem xét những deadlines để bạn có thể hoàn thành có hiệu quả cao nhất. Hãy làm theo những bước sau:

- Học cách nói không

- Đánh giá lại mục tiêu của bạn

- Giảm trách nhiệm trong công việc

- Học cách quản lý stress

- Nghỉ ngơi và có chế độ ăn đảm bảo sức khỏe

Cuối cùng, bạn hãy tự tạo cho mình những giây phút nghỉ ngơi. Điều này có nghĩa là bạn nên dành cho mình những kỳ nghỉ dù công việc của bạn có quan trọng như thế nào để bạn có thể lấy lại năng lượng và tinh thần làm việc. Nhớ rằng, nếu bạn không chăm sóc bản thân thì bạn sẽ phải trả giá cho sức khỏe của mình!

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay