Những địa chỉ email làm mất cơ hội được làm việc

Lượt xem: 14,198
Joe, nhà quản lý và tuyển dụng nhân sự của một công ty có lần nói với tổng giám đốc: "Này, có vẻ như chúng ta chúng ta đã tìm được một ứng viên phù hợp cho bên dịch vụ khách hàng rồi đấy. Vấn đề duy nhất khiến tôi băn khoăn chính là địa chỉ e-mail của cô ấy".


Ngài giám đốc liếc thử qua địa chỉ e-mail: phu_thuy_gia_cuoi_choi@... Địa chỉ hòm thư điện tử này có gợi lên một hình ảnh nào đó, nhưng chắc chắn không phải là hình ảnh một nhân viên phù hợp với phòng dịch vụ khách hàng, vốn cần sự nhã nhặn và hiệu quả.

Vài tuần sau đó, cũng ở công ty này lại có một ứng viên mới tốt nghiệp đăng tuyển vào vị trí đào tạo quản lý. Joe nhận xét: "Đơn xin việc của anh chàng nhìn chung khá đẹp, ngoại trừ địa chỉ e-mail của anh ta".

Ngay đầu thư xin việc của anh chàng, tại phần địa chỉ email là dòng chữ om_hon_say_dam@..., quả thực, với địa chỉ e-mail đó, người ta khó có thể tin được vào năng lực, trình độ làm việc cũng như khả năng lãnh đạo của anh ta.

Một thực tế cho thấy, những người sở hữu những hòm thư điện tử vào loại "khủng" nhất thường bị loại ngay từ vòng hồ sơ. Nghe thì có vẻ không công bằng nhưng các nhà tuyển dụng vẫn luôn có thói quen đánh giá về các ứng viên chỉ thông qua những yếu tố dường như rất "bề ngoài", "hời hợt" đó.

Chẳng hạn, nếu bạn có chất giọng the thé, hẳn là bạn sẽ không bao giờ trúng tuyển vào vị trí có liên quan đến việc bán hàng cho các công ty. Một cách hoàn toàn tương tự, khi nhà tuyển dụng gọi điện mời bạn đến phỏng vấn, họ cũng sẽ không muốn bị "ám ảnh" bởi chất giọng "opera" của bạn.

"Tôi phải được là tôi chứ…", bạn hoàn toàn có thể nói vậy. "Nếu nhà tuyển dụng không chấp nhận phong cách của tôi thì tôi cũng chẳng muốn làm việc với họ". Bạn hoàn toàn có quyền từ chối nhà tuyển dụng theo cách bạn muốn để tự do lựa chọn các công việc khác. Nhưng dù làm công việc gì thì một địa chỉ e-mail quá lập dị cũng sẽ gây phản cảm với những người có thể giúp bạn đạt tới thành công.

Chẳng hạn bạn muốn làm trợ lý riêng cho một nhân vật nổi tiếng, nhưng nếu địa chỉ e-mail của bạn lại là buon_chuyen_nguoi_noi_tieng@... thì cơ hội được làm việc của bạn chắc chắn sẽ thua người có địa chỉ e-mail: to_chuc_chuyen_nghiep@...

Nếu bạn không chắc chắn về những thông điệp ngầm ẩn trong địa chỉ e-mail của mình, hãy hỏi ý kiến bạn bè và thậm chí một số nhà tuyển dụng nếu có điều kiện. Sẽ không hề vô ích khi bạn dành thời gian tìm hiểu xem địa chỉ e-mail của mình nói lên điều gì.

Nhìn chung, đa số các nhà tuyển dụng đều có xu hướng thích các địa chỉ e-mail sử dụng chính tên của bạn, nó gợi vẻ chuyên nghiệp, đứng đắn và trung thực.

Có thể sau một thời gian làm việc, sếp sẽ có những đánh giá cụ thể hơn vào năng lực thực sự của bạn chứ không chỉ qua những yếu tố bề ngoài như địa chỉ e-mail, song đó lại là chuyện khác, nhất là khi bạn còn chưa đặt chân mình được vào công ty.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay