Những điều cần nhớ khi góp ý cho sếp

Lượt xem: 54,692

 

Nhiều nhân viên thường nghĩ rằng lãnh đạo là những người khó tiếp cận và không cởi mở đón nhận lời góp ý từ cấp dưới. Vì thế, họ cảm thấy ngại, thậm chí sợ bày tỏ ý kiến của mình khi cấp trên mắc sai lầm. Lãnh đạo của bạn có thể là team leader, giám đốc hay tổng giám đốc công ty bạn làm. 

Tuy nhiên, hầu hết các nhà lãnh đạo lại đánh giá cao và cảm kích việc nhân viên góp ý thẳng thắn với mình. Họ cho rằng đây là những người nhiệt huyết, muốn đóng góp tích cực cho sếp cũng như công ty. Do đó, đừng ngại đưa ra những phản hồi mang tính chất xây dựng nếu thấy sếp có thiếu sót. Nhưng bạn phải khéo léo, tránh để sếp cảm thấy như mình đang bị cấp dưới “dạy khôn” hay chống đối.
 
Dưới đây là một số điều bạn cần nhớ khi góp ý cho sếp:
 
Bắt đầu bằng lời khen ngợi

Cách tốt nhất để sếp dễ chấp nhận góp ý là hãy bắt đầu cuộc nói chuyện bằng lời khen ngợi sếp. Làm điều này để sếp cảm thấy lời góp ý của bạn công bằng, không sa vào chỉ trích gay gắt. Nhưng hãy đảm bảo rằng lời khen ngợi đó không quá đà, dễ khiến người khác hiểu lầm bạn đang “nịnh bợ” sếp.

Hiểu rõ ranh giới

Sếp bạn đạt được vị trí quản lý do có những kỹ năng cần thiết cho vai trò đó. Vì lý do này, lời góp ý của bạn nên tập trung nhiều hơn vào các khía cạnh nhỏ của nhóm hay nhiệm vụ bạn có đủ khả năng thảo luận. Hãy nhớ bạn không có quyền chỉ trích định hướng chiến lược hay kế hoạch dài hạn của nhóm. Đây là những vấn đề do cấp trên của sếp bạn đánh giá. Bạn chỉ nêu vấn đề nếu có liên quan mật thiết hoặc có thể đề xuất giải pháp.

Không phán xét

Dù thật khó để đưa ra đánh giá khách quan về sự hiệu quả của sếp nhưng hãy cố gắng mang đến ấn tượng rằng bạn không đánh giá thiếu công bằng hay thiên vị. Bạn có thể bày tỏ sự quan tâm của mình trong việc cải thiện hiệu quả của nhóm chứ không phải của sếp. Hãy đảm bảo rằng phản hồi của bạn cho sếp không có bất cứ các yếu tố như phàn nàn cá nhân, mà tập trung vào thông tin thay vì cảm xúc.

Nêu ví dụ cụ thể

Để đưa ra cơ sở cho những luận điểm của bạn, hãy nêu các ví dụ cụ thể chứng minh cho lời góp ý. Chẳng hạn, thay vì nói rằng “Sếp có những ý tưởng tuyệt vời”, hãy liệt kê một vài dẫn chứng đặc biệt như ý tưởng giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho văn phòng… Thông tin cụ thể sẽ làm tăng sức thuyết phục cho phản hồi của bạn.

Tập trung vào tương lai chứ không phải quá khứ

Tất nhiên, không ai là người hoàn hảo và sếp bạn cũng vậy. Anh/ cô chắc chắn sẽ có lần mắc sai lầm. Tuy nhiên, cứ nhắc đi nhắc lại những sai lầm đó không phải là cách hay. Điều bạn nên làm là gợi ý những ý tưởng, giải pháp giúp nhóm mình mạnh hơn trong tương lai. Những phản hồi như vậy sẽ được đánh giá cao hơn nhiều so với “mổ xẻ” qua lại những điều đã xảy ra. Sếp có thể coi hành động này của bạn như một lời chỉ trích tới mình.

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất: 

Tìm việc làm | Citibank tuyển dụng | Digiworld tuyển dụng | Renesas tuyển dụng

Bài viết khác

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm

Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!

Xem thêm

Có lẽ, tuyệt kỹ sự nghiệp là thu phục nhân tâm, làm sao dù không giỏi nghiệp vụ mà vẫn điều binh khiển tướng". Ở vị trí càng cao, lại càng vận dụng thuần thục, dùng như không dùng, vậy mới hay! Việc dụng người làm sao để được lòng người, chọn đúng người, đúng việc. Ở thì vui mà đi thì không hối tiếc mới là đáng nể.

Xem thêm

Học Logistics ra làm gì? Mức lương ngành này là bao nhiêu? Tìm kiếm cơ hội việc làm cho ngành logistics ở đâu? Tìm hiểu ngay cùng CareerViet!

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay