Những đồng nghiệp không nên coi thường

Lượt xem: 13,918

Nhiều người cho rằng, chỉ cần chăm chỉ làm việc, đóng góp nhiều cho công ty, nhận được nhiều lời khen ngợi của cấp trên thì việc được tăng lương và được đồng nghiệp ngưỡng mộ chỉ là vấn đề thời gian. Chính vì quan điểm này, rất nhiều nhân viên khi đã đạt được một số thành tích nhất định bắt đầu có những biểu hiện kiêu ngạo, “ăn to nói lớn”, thậm chí có những hành động hoặc thái độ không tôn trọng đồng nghiệp dưới quyền mình. Đây là một sai lầm nghiêm trọng trong công sở.

Trên thực tế, trong công ty có những đồng nghiệp chức vụ không cao, quyền lực chỉ “tầm tầm”, không có mối liên hệ trực tiếp đến công việc của bạn, nhưng lại khiến tất cả các nhân viên ở phòng ban khác phải tôn trọng và có phần “kính nể”. Họ có thể kể ra những khuyết điểm của bạn, thậm chí nếu bạn nhận được quyết định thôi việc thì họ cũng là một trong những “thế lực” có “đóng góp” rất lớn vào quyết định đó. Họ là ai mà “nguy hiểm” đến vậy, đương nhiên họ cũng là đồng nghiệp của bạn, những “đồng nghiệp” mà có khi không bao giờ bạn để ý tới.

Phòng Tài vụ. Đừng nghĩ công việc của phòng tài vụ chỉ là sổ sách, lương lậu hay hóa đơn mua bán. Ngoài việc quyết định tiền lương hàng tháng của bạn, những nhân viên trong phòng tài vụ từ trước tới nay đều là một trong những nhân tố có “quyền lực” rất lớn tại công ty. Đừng nghĩ họ sẽ không biết gì về bạn, khi cần, họ có thể tìm hiểu rõ đến từng "chân tơ kẽ tóc" về lý lịch, trình độ, thái độ làm việc của bạn. Ngoài ra, ý kiến của họ có tác động không nhỏ tới giám đốc.

Phòng Nhân sự. Việc bạn nhận vào công ty hay không, được tăng lương hay không đều do phòng nhân sự quyết định. Rồi thi thoảng bạn có việc đột xuất phải đi làm muộn, liệu sự chậm trễ đó có đáng bị trừ lương hay không cũng do phòng nhân sự quyết định. Thái độ làm việc không tốt, kết quả công việc không cao, lúc này bạn hoàn toàn phải trông chờ “phán xét” của phòng nhân sự. Phòng nhân sự như đôi mắt của giám đốc, luôn dõi theo mọi việc làm của bạn.

Thư ký. Ngoài những nhân vật chủ chốt trong phòng tổ chức hành chính và nhân sự, thì thư ký là nhân vật số một trong công ty. Họ là cánh tay phải, là nhà tham mưu đắc lực của giám đốc. Bạn đắc tội với họ ư, chỉ cần vài câu nói trước mặt giám đốc là bao nhiêu năm cố gắng làm việc của bạn sẽ tan như bong bóng xà phòng. Hãy cảnh giác với những nhân vật “tầm cỡ” như thế này.

Đồng nghiệp cùng phòng. Người bạn thường xuyên gặp mặt, thường xuyên làm việc cùng là những đồng nghiệp cùng phòng. Nhất cử nhất động của bạn đều không qua khỏi tầm mắt của họ, thậm chí bạn nói chuyện điện thoại với ai, nội dung cuộc nói chuyện là gì họ đều nắm rõ. Nếu một ngày nào đó, họ trở thành đối thủ cạnh tranh thì bạn sẽ gặp rất nhiều nguy hiểm.

Phòng kỹ thuật. Trong thời đại công nghệ như ngày nay, thông tin là yếu tố quyết định sự sống còn của công ty. Phòng kỹ thuật không những quản lý và điều hành hệ thống máy móc của công ty mà còn nắm rõ những mật mã, con số bí mật của công ty. Và đương nhiên, quyền lợi của bạn cũng nằm ở trong đó. Tuy những nhân viên trong phòng này không trực tiếp ảnh hưởng đến công việc của bạn, nhưng cũng không vì thế mà lại có thái độ hay biểu hiện không tốt vì họ vẫn đóng vai trò quan trọng trong công việc chung của cả công ty.

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay