Những hành vi làm việc khởi đầu cho sự thăng tiến
Lượt xem: 12,5951. Ý tưởng. Bất chấp bạn là người nhỏ tuổi trong tổ chức, bạn có thể có những ý tưởng xác thực ảnh hưởng đến công ty. Bạn không bằng lòng với những công việc thuộc trách nhiệm của bạn. Không cần phải rụt rè hay bối rối khi chia sẻ công việc với mọi người và đưa ra những ý tưởng của riêng bạn. Chuẩn bị tâm lý để đón nhận những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là mọi người cười mỉa mai và vứt đi những ý tưởng của bạn. Vậy thì, lúc đó bạn phải xem xét lại nó cho chắn chắn. Và hỏi vì sao không thể thực hiện những ý tưởng đó, thì bạn có thể học được những điều mới từ đó. Những thông tin phản hồi ấy có thể được sử dụng cho những ý tưởng mới tốt hơn.
2. Sự ảnh hưởng. Đủ khôn khéo để lựa chọn một số dự án trong khoảng 1 năm, trong khả năng mức độ kinh nghiệm của bạn cho phép. Làm việc tích cực và chu đáo đủ để chúng được xuyên suốt, nhưng có sự khôn ngoan để xem xét thái độ của sếp bạn đối với những dự án của bạn như thế nào. Cách này bạn có thể tạo ra một sự va chạm trong công ty. Hành vi làm việc tích cực này bảo đảm bạn không chỉ là một nhân viên chuẩn mực mà còn tạo ra một ấn tượng tốt với sêp.
3. Sự hoàn hảo. Hành vi làm việc tích cực này có nghĩa là sự cẩn thận, không để xảy ra một sai xót nào cả từ lời nói cho đến cách ăn mặc. Biết rằng bạn được xét đoán trong mọi lúc. Ấn tượng đầu tiên tốt hay không tốt, mọi người sẽ xét đoán bạn qua những lời bạn nói và cách bạn ăn mặc. Sự hoàn hảo là khi nó thể hiện cách ăn mặc như thế nào chứ không có nghĩa là phải dùng những trang phục đắt tiền. Nói đơn giản nó có nghĩa là ăn mặc lịch sự, nhã nhặn. Sự hoàn hảo trong lời nói không có nghĩa là sử dụng những từ phô trương, mà có nghĩa là tránh nói những lời thô tục.
4. Tính độc lập. Dù văn hóa này không phải được thi hành trong công ty của bạn, nhưng hãy học cách làm việc dưới sự giám sát tối thiểu. Khi bạn có thể làm việc độc lập, nó cho phép sếp của bạn tập trung vào những người khác hoặc những công việc khác, ít tốn thời gian dành cho bạn. Làm việc độc lập là một phần của hành vi làm việc tích cực, nó sẽ giúp bạn tiến nhanh lên một vị trí mới.
5. Sự năng động. Nảy ra một sáng kiến để bắt đầu cái gì đó. Điều đó không hẳn là luôn bắt đầu từ công việc. Nó có thể là một việc vui chơi nào đó. Chẳng hạn, nếu bạn biết một số đồng nghiệp của bạn có sở thích khám phá ra những nhà hàng, quán café mới lạ, vì sao bạn không bắt đầu với việc dắt nhóm của bạn tới một quán ăn do bạn khám phá vào buổi chiều của ngày thứ sáu.
6. Gây dựng những lợi ích ngầm. Đừng chỉ luôn tập trung vào những lợi ích hữu hình khi bạn làm việc. Chẳng hạn, giúp đỡ một đồng nghiệp trong việc thực hiện dự án của họ. Tình nguyện gánh vác công việc cho người nào đó bị ốm. Đảm nhiệm thêm một dự án khi sếp của bạn tràn ngập những công việc. Hành vi làm việc tích cực này có thể không đem đến cho bạn những lợi ích trước mắt ngay lập tức, nhưng trong quá trình lâu dài, họ sẽ ủng hộ bạn, nếu bạn có ý định muốn tiến lên một vị trí mới.
7. Tính trung thực. Hành vi làm việc tích cực này có ý nghĩa về mặt đạo đức. Nó đơn giản chỉ là không nói xấu đồng nghiệp và nhiều chuyện. Không bị lôi kéo vào những hành vi sai trái của người khác, không chia bè phái. Trung thực trong việc giải quyết những vấn đề với đồng nghiệp, khách hàng, đối tác trong kinh doanh và những người khác có liên quan với bạn.