Những kỹ xảo tìm việc cổ xưa vẫn chẳng bao giờ cũ
Lượt xem: 15,141Nhiều chiến lược được sử dụng đã từng được coi là một phần cần thiết của quá trình tìm việc như đăng thông tin trên mục “người tìm việc" trên báo in đã trở nên xưa cũ. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là mới hơn luôn luôn hiệu quả hơn. Những phương pháp cổ điển có thể vẫn giúp bạn thành công khi kiếm tìm một công việc mới.
Dưới đây là một số cách tiếp cận có thể giúp bạn tìm được một công việc mong muốn
Sử dụng những chiếc tem
Khi thư điện tử đã bắt đầu trở nên phổ biến vào những năm 90, thì những ứng viên đã cảm thấy gửi CV qua mạng internet thật là tiện lợi. Họ lựa chọn hình thức này vì vừa không tốn kém lại có thể gửi được nhiều CV cho nhiều công ty. Song, chính vì điều đó, chúng ta phải biết rằng gửi CV theo đường bưu điện có kèm theo một bản qua thư điện tử sẽ giúp bạn nổi bật hơn.
Hãy chắc chắn rằng bạn phải sử dụng tờ giấy trắng và phông chữ cổ điển, giống như là Times New Roman, tránh sử dụng quá nhiều đồ họa hoặc những phần thêm làm rối mắt người đọc. Trước khi gửi, bạn nên đọc lại cẩn thận để kiểm tra lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, bên cạnh đó cần phải sử dụng các từ khóa để nhấn mạnh mục tiêu hướng tới cơ hội đặc biệt mà bạn đang quan tâm.
Đừng ngại viết CV dài
Trong những năm gần đây, xu hướng giới hạn độ dài của CV chỉ trong một trang được nhiều người chú ý. Họ cân nhắc để giảm thiểu đến mức tối đa các thông tin của mình, một số thậm chí còn sử dụng những phông chữ ngắn hoặc viết cả ra ngoài lề. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu mới nhất của tổ chức Robert Half, điều này thực sự không cần thiết nữa. 44% số nhà tuyển dụng được khảo sát nói rằng họ vẫn thích ứng viên viết CV 2 trang. CV càng dài cho phép bạn càng nói rõ hơn về trách nhiệm công việc và cách mà bạn thu lợi về cho công ty. Vì thế, đừng nghĩ rằng hạn chế bản thân là một việc cần thiết khi viết CV.
Tuy nhiên không nên cố tình “thêm mắm thêm muối” vào CV dài bằng cách viết vào đó những thông tin không cần thiết như miêu tả những thói quen, sở thích của bạn hoặc những chi tiết cá nhân khác. Luôn nhớ rằng, nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến những thông tin có liên quan trực tiếp tới khả năng của bạn phù hợp với vị trí mới.
Một trong những “tai nạn” của những người xin việc trực tuyến liên quan đến thư xin việc. Hầu hết họ đều nghĩ rằng một vài câu ngắn gọn trong email, gửi CV và nhấn nút “send”là xong! Tuy nhiên, nếu bạn muốn nổi bật với các ứng viên kác, thì điều đó vẫn chưa đủ. Một lá thư xin việc cho phép bạn nói rõ hơn về những gì mà bạn mong muốn ở nhà tuyển dụng, những kỹ năng và kinh nghiệm nổi bật có liên quan nhất đến công việc đang xin tuyển.
Bạn cũng có thể thêm vào mối quan tâm khác mà nhà tuyển dụng có thể nhìn thấy chúng trong CV. Thêm vào đó, một thư xin việc tốt sẽ chứng minh khả năng viết lách, tài năng của bạn, mà đó luôn luôn lại nằm trong những đòi hỏi của nhà tuyển dụng.
Nhấc điện thoại lên
Các ứng viên cũng thường sử dụng email để theo đuổi nhà tuyển dụng sau khi nộp đơn xin việc. Tuy nhiên, không phải nhà tuyển dụng nào cũng có thời gian để hằng ngày kiểm tra email của mình, cho nên, cách tốt nhất là hãy nhấc điện thoại lên và hỏi nhà tuyển dụng về những gì có liên quan sau khi nộp hồ sơ xin việc.
Bên cạnh đó, gọi điện cho nhà tuyển dụng là cách để bạn có cơ hội tiếp cận với một người. Cho nên hãy sử dụng điện thoại để nhắc nhở nhà tuyển dụng nhớ đến những quan tâm của bạn và tóm tắt những kỹ năng nổi bật có thể giúp bạn trở thành ứng viên sáng giá.
Khi thị trường nghề nghiệp đầy thách thức như hiện nay thì các ứng viên lại càng phải phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh. Vì thế, với bất kỳ những kế sách nào giúp bạn nổi bật cũng sẽ trở thành lợi thế.