Những mẫu câu hỏi phỏng vấn cho vị trí quản lý

Lượt xem: 146,939

Dưới đây là một số mẫu câu phỏng vấn cho vị trí quản lýgiám sát, có thể cho phép bạn đánh giá kỹ năng của ứng viên cho các vị trí này đúng đắn nhất. Và bạn cũng có thể sử dụng những câu này để phỏng vấn các ứng viên của mình


1. Nếu tôi có thể gặp những nhân viên của bạn trước đây, bạn nghĩ họ sẽ mô tả phong cách quản lý của bạn như thế nào?

2. Nếu tôi có được bảng báo cáo của các nhân viên trước đây của bạn, bạn nghĩ họ sẽ diễn tả những ưu, khuyết điểm gì của bạn với vai trò là một nhà quản lý? Hãy cho tôi một số ví dụ về những kinh nghiệm của bạn trước đây, trong thời gian bạn đang còn là nhà quản lý. Lúc đó bạn đã làm những gì với cương vị của mình? Có nâng cao được hiệu quả công việc hay không? Nếu không, bạn đã ứng phó như thế nào với những tình huống khác?

3. Bạn đánh giá như thế nào về kỹ năng quản lý của mình theo thang điểm từ 1 đến 10 với 10 là mức độ tuyệt vời nhất về kỹ năng quản lý của bạn? Cung cấp ít nhất ba ví dụ từ những kinh nghiệm làm việc của bạn trong quá khứ để chứng minh rằng những lựa chọn, những quyết của bạn là đúng đắn và chính xác?

4. Bạn hãy miêu tả cách tổ chức công việc hoặc văn hóa công sở mà bạn đã áp dụng thành công đối với các nhân viên của mình trước đây – khi bạn đang là một nhà quan lý?

5. Hãy nói cho tôi biết về khoảng thời gian khi bạn đang có những nhân viên làm việc tốt nhất. Những người làm việc vượt chỉ tiêu và kế hoạch mà bạn giao cho. Và bạn đã giải quyết như thế nào về tình trạng làm thiếu hoặc thêm giờ của các nhân viên?

6. Cho tôi biết ba yếu tố cơ bản trong quan niệm của bạn cách quản lý, chứng minh rằng những yếu tố này đã hổ trợ tốt cho bạn trong việc tổ chức nên một đội ngũ nhân viên hoạt động có nề nếp ổn định, một môi trường làm việc tốt cũng như làm tăng giá trị, uy tín cá nhân cho chính bạn?

7. Những nhân tố nào là quan trọng trong việc tổ chức quản lý và làm thế nào để có thể có thể quản lý có hiệu quả nhất?

8. Cho tôi biết bạn đã làm thế nào khi hoán đổi công việc của các nhân viên của mình, để họ vừa không phản đối vừa làm tốt công việc được giao? Bạn đã làm thế nào để tiếp cận các nhiệm vụ của mình? Làm thế nào để gây ảnh hưởng cho các nhân viên, để họ làm việc theo sự chỉ đạo của bạn?

9. Một trong các công việc của một nhà quản lý, giám sát là thực hiện kiểm tra, đánh giá mọi hoạt động theo định kỳ để nâng cao hiệu quả công việc. Cho tôi biết bạn làm thế nào để thực hiện việc này đạt hiệu quả tốt nhất? Mô tả việc bạn đã tiếp nhận những thông tin phản hồi từ các nhân viên ra sao?

10. Khi bạn tiếp nhận một môi trường làm việc trước đây – với vị trí là một nhà quản lý, một giám sát, hãy cho tôi biết bạn đã làm thế nào để hòa nhập với môi trường mới này, đã kết nối với các đồng nghiệp, những người cùng vị trí hay những nhân viên như thế nào. Mối quan hệ giữa bạn và họ có tốt hay không?


11. Với tư cách là một nhà quản lý hay giám sát, bạn cần phải định hướng cho hoạt động của nhóm, phòng, thậm chí là cho cả đơn vị mình phụ trách. Hãy cho tôi biết bạn đã làm điều này như thế trong quá khứ như thế nào, và thành công ra sao?

Bạn nên chú ý đến cách các ứng viên đã trả lời như thế nào trước những câu hỏi của bạn. Họ có thoải mái, tự tin khi ứng phó với các tình huống mà bạn đưa ra, cũng như các câu hỏi của bạn? Nếu có, họ là những người rất có tiềm năng, thậm chí là những nhà quản lý giỏi. Còn không thì đây chỉ là những ứng viên ảo tưởng: ảo tưởng trong công việc, ảo tưởng về sự nghiệp, và những thông tin về các khả năng mà họ điền trong CV đưa cho bạn có thể chỉ là khai man mà thôi.

Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới những quan niệm của họ về phương pháp làm việc, về môi trường văn hóa trong công sở, cả cách tiếp cận của họ trước những câu hỏi dạng này.

 

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

Tìm việc làm | ILA tuyển dụng | Intel tuyển dụng | Jollibee tuyển dụng | KFC tuyển dụng | Lotte Cinema tuyển dụng | Việc làm Đà Nẵng | Tìm việc làm tại Hà Nội | Việc làm Bắc Giang | Việc làm Hải Phòng | Việc làm Bắc Ninh

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay