Những năng lực của nhà quản lý tương lai

Lượt xem: 113,208

Có thể bạn vừa ra trường, có thể bạn vẫn đang chỉ là một nhân viên quèn, có thể bạn đang dẫm chân tại chỗ trong sự nghiệp. Nắm bắt xu thế và những năng lực cần thiết cho tương lai sẽ giúp những nấc thang sự nghiệp trở nên rõ ràng hơn.

Những năm gần đây, mỗi chúng ta đều nhìn ra những sự biến động không ngừng của thị trường việc làm do các cuộc khủng hoảng kinh tế, xã hội, môi trường, sức khỏe gây ra. Trong một thế giới không thể đoán trước, việc có tầm nhìn xa sẽ giúp bạn dự phòng được những thách thức và đặt mình vào những cơ hội lãnh đạo sớm hơn. Hãy thử xem lại 3 loại năng lực “không bao giờ là cũ”, giúp bạn cập nhật với thế giới việc làm hiện đại.

Những năng lực của nhà quản lý tương lai
Càng linh hoạt, bạn càng có khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa

1.Khả năng quản trị linh hoạt

Công nghệ blockchain, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu đám mây, công nghệ máy học… đang từng bước thay đổi cách nền kinh tế vận hành. Các doanh nghiệp lớn và nhân sự của họ ngày càng có nhiều cơ hội làm việc xuyên biên giới (cả về địa lý lẫn nền tảng, lĩnh vực làm việc). Vậy kỹ năng quản trị linh hoạt có nghĩa ra sao với một nhân viên bình thường?

Không chỉ dừng lại ở sự thực thi, chuyên môn cao, khả năng thấu hiểu mọi người, giờ đây, với sự tự do mà công nghệ mang lại, con người còn cần hiểu được cách kiểm soát các công cụ công nghệ để tận dụng trong những tình huống thách thức. Hiểu được các công cụ đang có trong tay (bao gồm công cụ truyền thống và hiện đại), cũng như nắm được tư duy quản trị (thời gian, cách hệ thống hóa công việc…) mới giúp bạn có được cách tiếp cận mới để quản lý và ra quyết định. Vì vậy, chuyên môn thôi không đủ, tư duy quản lý bản thân trước khi quản lý đội nhóm, hệ thống công cụ… mới giúp bạn có thể trở thành lãnh đạo trong một thế giới ngày càng thay đổi nhanh hơn.

2.Từ đấu sỹ đến Hoa hậu thân thiện

Người ta vẫn thường quan niệm về những nhà lãnh đạo như vị tướng trên chiến trường với sự cứng rắn, ương ngạnh cần thiết. Và người ta cũng ngầm nhận định thái độ sẵn sàng đối đầu với đối thủ như một biểu hiện của sự vững vàng.

Nhưng trong một thế giới mà hình ảnh của bạn ngày càng dễ lan tỏa bởi cộng đồng mạng, thì việc chiến đấu, tiêu diệt đối thủ cạnh tranh có thể không hiệu quả bằng việc thu hút khách hàng. Bạn sẽ dần thấy các thương hiệu lớn hoạt động trên mạng xã hội như một cá nhân, thực thể, con người thật sự với cá tính riêng. Và vì vậy, thương hiệu càng thân thiện càng dễ được lan tỏa. 

2.Từ đấu sỹ đến Hoa hậu thân thiện
Khả năng phối hợp cũng quan trọng không kém gì kỹ năng chuyên môn

Con người trong một tập thể làm việc cũng thế. Bạn không nhất thiết phải luôn chiến thắng mọi cuộc chiến. Việc bạn liên kết được nhiều đồng minh hơn, thống nhất được nhiều người cho một mục tiêu chung cho tập thể sẽ trở nên có giá trị hơn.

Khả năng chuyển từ đối đầu sang đối thoại, từ chống đối sang thu hút đối phương cũng giúp bạn thấu hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng để cung cấp cho họ những sự lựa chọn như ý.

3.Đa dạng hóa lĩnh vực làm việc

Trước đây, các ngành nghề và việc làm được phát triển theo hướng chuyên môn hóa để mỗi người là một mắt xích quan trọng trong dây chuyền sản xuất. Nhưng trong thời đại mới, với sự giao lưu kinh tế và việc bán chéo các dòng sản phẩm khác nhau trên các hạ tầng khác nhau thì một nhân sự đa-zi-năng với khả năng đa nhiệm sẽ có khả năng trở thành lãnh đạo cao. Khả năng đó giúp bạn trở nên linh hoạt, dễ chuyển đổi vị trí công việc, lĩnh vực làm việc cũng như tiết kiệm được chi phí đào tạo, chuyển đổi cho công ty khi bổ nhiệm bạn sang lĩnh vực mới. 

Đồng thời, người có kinh nghiệm tiếp cận với nhiều lĩnh vực và ngành nghề có thể có tư duy mở và điều chỉnh quan điểm theo thực tế nhanh hơn những người quá tự tin vào một chuyên ngành duy nhất. Ví dụ, khi đưa họ ra nước ngoài làm quản lý, có thể họ sẽ sớm học hỏi được kinh nghiệm địa phương và tôn trọng các chiến lược riêng, từ đó, họ không để sự can thiệp từ trụ sở chính áp đặt và hạn chế thành tích của lực lượng bán hàng tại chỗ. 

Điều đó không có nghĩa rằng bạn chỉ cần có kỹ năng quản trị, linh động, khéo léo là sẽ thành công trong việc điều hành, quản lý một tổ chức trong tương lai. Vì có bột mới gột nên hồ, bạn vẫn cần có hiểu biết, kỹ năng nền tảng cho công việc. Nhưng rõ ràng, với những năng lực mới trên, bạn có thể bao quát và có tầm nhìn xa hơn cho tổ chức và bản thân.

Ảnh: Pexels

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay