Những nguy cơ khiến bạn bị loại khi xin việc
Lượt xem: 20,049Trong quá trình tìm việc làm, bạn phải vượt qua rất nhiều thử thách và vòng loại để đi đến đích cuối cùng: được nhận vào làm việc tại công ty. Để vượt qua những vòng loại đó, bạn cần phải chuẩn bị kỹ và cẩn thận khi làm bất cứ điều gì, từ làm hồ sơ, chuẩn bị phỏng vấn… Bạn rất dễ mắc phải những “dấu hiệu đỏ”, nguy cơ có thể khiến bạn bị loại khỏi danh sách ứng viên tiềm năng. Dưới đây là những “dấu hiệu đỏ” nguy hiểm nhất mà bạn nên tránh trong quá trình xin việc:
1. Không có địa chỉ nhà, số điện thoại liên lạc hoặc địa chỉ e – mail
Nếu nhà tuyển dụng không thể tìm và liên lạc được với bạn có nghĩa là họ không thể thuê bạn được. Thiếu những thông tin cơ bản và địa chỉ liên lạc sẽ khiến cơ hội của bạn bị biến mất.
2. Khoảng trống thời gian giữa các công việc quá dài
Nếu khoảng thời gian giữa công việc trước kia và thời điểm bạn đi xin việc là quá lâu, bạn cần phải có lý do để giải thích về điều này. Hãy thành thật và đưa ra những thông tin cần thiết để giải thích về khoảng thời gian trống đó. Công ty mới của bạn rất muốn biết về điều này.
3. Những lý do mập mờ và tiêu cực để bỏ công việc cũ
Những lý do tiêu cực giải thích lý do bạn rời bỏ công việc cũ sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp và không thích phong cách của bạn. Đừng đưa ra những lý do đau khổ và u ám. Thay vào đó, hãy giải thích lý do bạn rời bỏ công việc trước kia thật lạc quan và chi tiết.
4. Những câu trả lời mâu thuẫn
Nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn một câu hỏi nhưng dưới hàng trăm cách khác nhau. Vì vậy, bạn phải thống nhất trong từng câu trả lời đối với những câu hỏi kiểu này. Trả lời câu hỏi một cách mâu thuẩn sẽ khiến bạn nhanh chóng bị “mất điểm” và có thể bị loại khỏi danh sách ứng viên
5. Đưa ra những yêu sách không tưởng
Cho dù là bạn rất mong muốn được hưởng nhiều chế độ, có nhiều thời gian nghỉ và lương cao nhưng nếu bạn đòi hỏi quá nhiều quyền lợi với nhà tuyển dụng thì đây là cách khiến bạn bị loại nhanh nhất. Hãy xem xét kỹ lưỡng mọi mong muốn của bạn thật phù hợp trước khi bước vào cuộc phỏng vấn.
6. Thiếu sự chuẩn bị
Trước khi tham gia ứng tuyển vào một công ty nào đó, bạn nên có sự chuẩn bị. Tìm kiếm thông tin về công ty đó trên mạng và tự đặt ra những câu hỏi phỏng vấn mà tuyển dụng có thể hỏi bạn. Sự chuẩn bị kỹ của bạn sẽ tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.
7. Không có mục đích nghề nghiệp hoặc mục đích cá nhân
Nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn các câu hỏi kiểu như: “Bạn sẽ như thế nào trong 2 năm hoặc 5 năm nữa? Để trả lời tốt câu hỏi này, bạn cần phải vạch rõ định hướng của bạn về các mục tiêu cá nhân cũng như mục tiêu công việc trước khi tham gia phỏng vấn. Hãy chia sẻ những kế hoạch trong tương lai của bạn với nhà tuyển dụng. Nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng với một ứng viên luôn chủ động trong mọi công việc và kế hoạch của riêng mình.
8. Thái độ bi quan
Khi gặp nhà tuyển dụng, hãy cười, bắt tay dứt khoát và giao tiếp bằng ánh mắt. Ngoài ra, trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách lạc quan và rõ ràng.