Những nguyên nhân thôi việc thường thấy
Lượt xem: 44,556Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :
Sau nhiều năm làm nhân viên văn phòng, bạn cảm thấy chán nản và không còn muốn quan tâm tới mọi thứ. Nếu chưa muốn từ bỏ công việc ấy thì sau đây là một vài gợi ý có thể giúp bạn khiến tình hình sáng sủa hơn. Nghỉ việc không đơn thuần chỉ vì lý do mức lương không thỏa đáng, còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến bạn phải đưa ra quyết định chính xác để không hoài phí thời gian và công sức. Dưới đây là những nguyên nhân thôi việc thường gặp.
1. Tình hình tài chính của công ty có vấn đề
Là nhân viên có năng lực, bạn sẽ luôn quan tâm và “thử sức” dự đoán tình hình cũng như triển vọng phát triển của công ty. Nếu phát hiện dấu hiệu trượt dốc, bạn nghĩ ngay đến phương án thôi việc cũng như “ nhảy” tới công ty khác có tiềm năng hơn.
2. Gặp “trục trặc” với sếp
Chỉ vì vài lần đến muộn hay có những hành động hơi khiếm nhã một chút mà sếp “ quyết không buông tha”, cho nó vào “ sổ đen” khiến bạn nản chí, thấy cánh cửa tiền đồ của mình không có cách nào mở rộng được bèn lập tức tìm nơi công tác mới.
Tuy bạn có năng lực đấy, nhưng nếu quan hệ với cấp trên không tốt, ấn tượng để lại không hay bạn cũng khó lòng mà biến ước mơ thăng tiến của mình trở thành hiện thực. Tuy nhiên, hãy thay đổi chính mình cho phù hợp nhất, thay đổi hình tượng và ấn tượng trong mắt sếp cũng như đồng nghiệp, biết đâu đó bạn sẽ quyết định ở lại?
3. Quan điểm không đồng nhất
Nếu bạn cho rằng “chủ nghĩa bình đẳng” không phù hợp với nơi công sở, mà nên căn cứ vào năng lực mỗi người mà có mức lương xứng đáng , tuy nhiên công ty của bạn lại đang duy trì chủ nghĩa ấy. Chán nản và thất vọng khi quan điểm trái ngược nhau, dẫn tới hiệu quả công việc giảm sút, thôi việc là điều không tránh khỏi trong thời điểm này.
4. Công việc không còn niềm vui hay hứng thú
Cho dù đã rất cố gắng, tuy nhiên mỗi lần nghĩ tới chỗ làm, đồng nghiệp của mình bạn lại có cảm giác khó chịu và thất vọng. Mỗi lần đi làm như đi đến nơi “ địa ngục trần gian”, bạn nên thôi việc.
Niềm vui, hạnh phúc trong công việc là một trong những nhân tố quan trọng khiến bạn có tinh thần lạc quan trong cuộc sống, trên tất cả các phương diện. Sức ép nặng nề trong công việc gần như chi phối toàn bộ đến đời sống thường nhật. Do đó, hãy luôn tìm cách xây dựng và tìm kiếm hạnh phúc trong công việc. Như vậy bạn mới thật sự đang “ sống”.
5. Không hài lòng về mức lương
Bạn có năng lực lại nhiệt tình trong công việc, không kể việc dễ hay khó, thời gian làm việc ngắn hay dài…bạn đều hoàn thành tốt công việc được giao. Tuy nhiên, dường như cấp trên không quan tâm đến điều ấy, điều mà họ quan tâm chỉ là lợi nhuận bạn đem về cho công ty. Bất mãn và chán nản khi khả năng của mình không được đền đáp xứng đáng, thôi việc là lựa chọn hàng đầu lúc này.
6. Không thể hòa đồng với đồng nghiệp
Khi cùng đồng nghiệp tiến hành triển khai dự án, bạn đóng vai trò như người thừa khi cả nhóm không có tình thần Team work với bạn. Có thể do bạn còn non nớt kinh nghiệm hay cũng có thể do bạn tỏ ra quá kiêu căng hay vấn đề tồn tại nơi đồng nghiệp của bạn…khiến bạn không thể hòa đồng với đồng nghiệp từ đó gây tâm lý chán nản, muốn tìm đến nơi làm mới với những con người mới.
7. Áp lực công việc quá lớn
Do áp lực công việc quá lớn ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bạn hay ảnh hưởng tới những mối quan hệ với bạn bè, người thân của bạn khiến bạn quyết định thôi việc. Tìm tới công việc phù hợp hơn với năng lực cũng như hoàn cảnh của mình.
Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, phải học cách chịu áp lực thì mới mong có chỗ đứng vững vàng trong công ty. Đừng quá ỷ lại vào những người xung quanh mà hãy chủ động tạo dựng cho mình những thói quen tốt trong việc “ điều trị stress” trong công việc.
8. Công việc nhàm chán, không có tính cạnh tranh
Công việc đang làm quá nhàn rỗi, nhàm chán không phù hợp với năng lực của bạn. Lúc nào cũng những thao tác, việc làm ấy, ai cũng như ai không cần phải vất vả cạnh tranh…khiến bạn thấy nuối tiếc những tháng ngày phấn đấu không ngừng nghỉ để có được vị trí không mong muốn như vậy. Không cạnh tranh thì khó mà phát triển được, ấy là quy luật tất yếu. Và tất nhiên, bạn sẽ quyết định nhảy việc.