Những phẩm chất của nhà lãnh đạo tiến bộ

Lượt xem: 14,407

Bạn có phải là một nhà lãnh đạo tiến bộ? Tạo ra sự tiến bộ là một phần của thương hiệu cá nhân. Việc chắc chắn rằng bạn có thể trả lời "đúng" trước câu hỏi này sẽ rất quan trọng với sự phát triển trong nghề nghiệp của bạn.

Mọi tổ chức cần phải lớn mạnh và giành được sự lớn mạnh là công việc của các nhà lãnh đạo ở nhiều cấp độ, nhiều bộ phận. Trong những năm sắp tới, các nhà lãnh đạo mà có thể thực sự giúp tổ chức sản sinh ra sự tiến bộ có lợi là những người có thể tiến lên trong nấc thang sự nghiệp. Bạn có thể phát triển nghề nghiệp bằng cách thừa nhận các kỹ năng và thói quen mà các nhà lãnh đạo tiến bộ có được.

Các kỹ năng và thói quen có đóng góp vào việc sáng tạo, phát triển và thực thi các ý tưởng để giúp tổ chức phát triển được chia thành 2 mục, đó là những điều mà cá nhân nhà lãnh đạo tiến bộ làm và những điều họ thực hiện thông qua những người khác.

Những điều mà cá nhân nhà lãnh đạo tiến bộ làm là:

- Giành được các kiến thức đầu tiên: Họ rời khỏi văn phòng và là những người quan sát khách hàng một cách thích thú. Họ chú ý đặc biệt tới thực tế, khi khách hàng mua hàng (hoặc lặp lại việc mua hàng), hoặc khi khách hàng bỏ đi. Nhưng họ làm nhiều hơn việc chỉ quan sát, họ sẽ nói chuyện với khách hàng để tìm hiểu tại sao họ không mua sản phẩm.

Sam Walton đã xây dựng chuỗi cửa hàng Wal Mart theo cách này. Thậm chí khi công ty trở nên lớn mạnh, ông ta vẫn gần gũi với khách hàng và đảm bảo rằng những nhà lãnh đạo khác cũng đang tiến hành việc quan sát tương tự. CEO của Apple - Steve Jobs là một nhà lãnh đạo luôn hoà hợp với các hành vi của khách hàng. Các nhà lãnh đạo tiến bộ luôn bổ sung các kiến thức mới với các công cụ khác, như nghiên cứu thị trường và nhóm tập trung, luôn tự tìm kiếm những điều sẽ cần thiết.

- Lãnh đạo một dự án: Các dự án tiến bộ khác nhau, chúng đòi hỏi một xu hướng khác và các loại thông tin khác nhau. Dẫn dắt một dự án sẽ mài sắc khả năng của bạn để nắm bắt các cơ hội mới và các vấn đề mới.

Tất cả các dự án tiến bộ đòi hỏi sự tương tác giữa các bộ phận. Các bộ phận hợp tác hay đấu tranh với nhau làm cho chậm tiến? Có phải các cá nhân và các bộ phận không chịu trách nhiệm cho các sáng kiến tiến bộ? Cách dễ nhất để tìm ra những vấn đề như thế này là điều hành và tham gia trong dự án phát triển. Chắc chắn chúng ta đều bận rộn. Nhưng tham gia vào một dự án phát triển phải là một phần công việc của bạn. Nếu bạn không có cơ hội để lãnh đạo ai đó, ít nhất hãy là một người tham gia.

- Tập trung: Bạn chỉ có lượng thời gian và nguồn lực xác định. Các nhà lãnh đạo giỏi nhất tập trung vào một số lượng mục tiêu tiến bộ có hạn.

- Có giải pháp cho sự mạo hiểm: Các nhà lãnh đạo giỏi nhận ra rằng các dự án tiến bộ có độ không chắc chắn cao. Khách hàng có thể không thích những gợi ý mới của bạn, đối thủ cạnh tranh có thể đưa ra một sản phẩm mà làm cho sản phẩm của bạn trở nên lỗi thời. Nói ngắn gọn, không có gì đảm bảo rằng một dự án tiến bộ sẽ hoạt động.

Các nhà lãnh đạo tiến bộ không chỉ có phương pháp đánh giá sự mạo hiểm, họ chấp nhận khả năng rằng thất bại, thậm chí ngay cả khi họ nỗ lực nhất. Những người đưa ra sáng kiến tiến bộ sẵn sàng để chấp nhận những mạo hiểm đã lường trước và họ có tâm lý và khí chất để xử lý những điều không chắc chắn này.

- Rõ ràng: Họ có thể nói rõ ràng về những điều mà người sử dụng sản phẩm cuối cùng cần và thực sự muốn. Họ cũng rất cụ thể trong những điều cần làm để tạo ra các sản phẩm như vậy. Và những nhà lãnh đạo này trình bày thông tin từ mong đợi của khách hàng, không phải của tổ chức. Sự rõ ràng là rất quan trọng vì những báo cáo trực tiếp không thể chuyển thành kế hoạch trừ khi họ hiểu rõ về nó.

Thường thì, các nhà lãnh đạo tiến bộ là những người nhìn xa trông rộng, nhưng nếu họ không giải thích tầm nhìn của họ, mọi người làm việc cho họ sẽ vẫn lãng phí thời gian, tiền của và nhân lực. Sự rõ ràng sẽ tạo ra việc thực thi.

Những điều mà nhà lãnh đạo tiến bộ làm thông qua những người khác:

Như bạn thấy, các nhà lãnh đạo tiến bộ thường cam kết cá nhân với việc tăng lợi ích của tổ chức. Với cơ sở đó, họ gắn kết các báo cáo trực tiếp về sự tiến bộ. Để làm được điều này, họ phải:

- Thực tế: Nếu một mục tiêu dường như không thể giành được, rất nhiều báo cáo viên trực tiếp của bạn sẽ chia tách và ra đi. Những nhà lãnh đạo tốt nhất thường thiết lập các mục tiêu thách thức, nhưng các mục tiêu này có thể giành được. Các báo cáo trực tiếp của bạn cần tin vào nơi đến bạn mường tượng trong đầu và bạn nên làm việc với các thành viên nhóm để đưa nơi đến đó thành một điểm rõ ràng hơn, giúp họ nhìn thấy nó dễ dàng hơn.

- Là một người lắng nghe tốt: Cả trong cuộc họp nhân viên và trong các cuộc họp một với một, các nhà lãnh đạo tiến bộ khám phá ra những ý tưởng họ chưa từng nghe trước đó. Các ý tưởng có thể không được hình thành đầy đủ, nhưng họ biết được các phần chính của nó, sau đó giúp người tạo ra nó trong việc hình thành và thực thi nó.

- Đảm bảo rằng mọi người đang được tham gia vào một dự án tiến bộ bằng những cách đặc biệt: Dù mô tả công việc của nhân viên là gì, các nhà lãnh đạo tốt nhất chắc chắn rằng mỗi báo cáo trực tiếp của họ cũng đang làm một số điều mà giúp tổ chức tiến bộ. Đây là điều có thể dù bạn làm việc ở đâu trong tổ chức.

Ví dụ, một ai đó làm việc trong bộ phận nhân sự có tham gia vào dự án tiến bộ có thể giúp nhóm bằng việc đóng góp các kỹ năng chuyên môn, đánh giá sự tiến bộ của thành viên nhóm và giúp họ không đóng khung suy nghĩ. Nhân viên phòng nhân sự cũng có thể nâng nhóm tiến bộ bằng việc định giá xem các thành viên sáng tạo như thế nào và công cụ nào cần cho việc vận dụng trí tuệ tập thể. Điều này dẫn đến việc nhóm được tăng cường cũng như kiến thức và kỹ năng của nhân viên phòng nhân sự tăng lên.

- Chấp nhận mạo hiểm: Các nhà lãnh đạo giỏi sẽ sẵn sàng nhận một số cơ hội với mọi người. Họ đặt họ vào sự phân công và sau đó giúp họ thực thi các ý tưởng họ mang đến. Điều này nâng cao sự sáng tạo và truyền cảm hứng cho mọi người.

Bài viết khác

Khám phá các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL, TOEIC và Cambridge. Cùng CareerViet tìm hiểu đặc điểm, mục đích và cách chọn chứng chỉ phù hợp với nhu cầu.

Xem thêm

Interior Design là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng - nội thất. Vậy Interior Design là gì? Hãy tìm hiểu qua bài viết của CareerViet nhé!

Xem thêm

Nhân sự là gì? Cùng khám phá ngay khái niệm nhân sự, việc làm nhân sự, tiền lương và tính cách phù hợp để trở thành chuyên viên nhân sự nhé!

Xem thêm

PR là gì? Hay PR là viết tắt của từ gì? Vai trò và các loại hình PR phổ biến hiện nay? Cùng CareerViet tham khảo ngay qua bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Xem thêm

Bạn muốn tìm hiểu về ngành Animation? Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về animation là gì, từ định nghĩa cơ bản đến những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn.

Xem thêm

Mockup là cầu nối giữa ý tưởng và thực tế. Tìm hiểu mockup là gì, vai trò của mockup trong thiết kết tại sao mockup lại là công cụ không thể thiếu của designers

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay