Những sai lầm khi chọn nghề

Lượt xem: 13,871

Ngay cả khi các bậc phụ huynh và thí sinh có ý thức cao khi lựa chọn nghề nghiệp thì vẫn dễ mắc sai lầm. Một mặt vì không có đủ hiểu biết về nghề, mặt khác là “quá duy ý chí” mà không quan tâm nhiều đến sự phù hợp giữa nghề với năng lực bản thân.

Quá “kiên định” với mục tiêu

Thầy Dương Đức Hồng, Trưởng phòng đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết: "Có nhiều học sinh thi trượt BK cũng không đăng ký NV2 để học trường khác mà "phục kích" thi lại năm sau. Không chỉ 2 năm mà có em thi lại ba đến bốn lần". Hiện tượng này không phải là cá biệt trong việc tuyển sinh ĐH, CĐ hiện nay. Có một số học sinh do sở thích hay muốn "nối nghiệp bố mẹ" nên rất kiên định với một ngành hoặc một trường đại học nào đó.

Kiên trì là một đức tính tốt, nhưng đôi khi cũng cần phải "linh động" khi mà mục tiêu quá khó so với khả năng. Viện sĩ Otto Smitds, một nhà bác học nổi tiếng thế giới ngay từ năm 14 tuổi, đã tự vạch ra một kế hoạch rất chi tiết về cuộc đời. Ông liệt kê tất cả những quyển sách cần phải đọc, những ngôn ngữ cần phải học, những việc cần phải làm, những nơi cần phải đến... nhưng khi cộng tất cả những thời gian cần thiết để làm hết những việc ấy thì phải mất đến... 900 năm!

Sau nhiều lần "hạ chỉ tiêu", ông vẫn phải cần tới 150 năm để thực hiện những công việc cơ bản. Nhưng rốt cuộc, quỹ thời gian cả cuộc đời ông chỉ dừng lại con số 65 tuổi. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực và sáng tạo Otto Smitds đã hoàn thành gần hết những mục tiêu đề ra trong kế hoạch "150 năm" và kết quả, ông đã trở thành một nhà bác học nổi tiếng, được nhiều nước phong viện sĩ.

Khi đã xác định được cho mình một nghề nghiệp, một chuyên môn sẽ đi sâu thì sẽ có sự lựa chọn phù hợp với mình. Ví dụ: Bạn muốn thi vào ngành điện tử - tin học trình độ đại học và muốn học ở Hà Nội cho gần nhà, nếu tự tin về năng lực học tập của mình thì có thể đăng ký vào các trường sau: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía bắc), Đại học Công nghệ (Điểm chuẩn của Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2005 là 25 điểm).

Nếu "lượng sức" không thể đạt được những mức điểm đó thì có thể dự thi vào các trường có điểm chuẩn thấp hơn như Viện Đại học Mở Hà Nội, ĐH Dân lập Đông Đô, ĐH DL Thăng Long.

Chọn ngành theo kiểu “xem mặt”

Nhiều học sinh trong quá trình tìm hiểu nguyện vọng để đăng ký vào các trường đại học thì chỉ "đinh ninh" chọn ngành mà mình đã định. Trong quá trình tìm kiếm thông tin thì cứ phải tìm chính xác tên ngành đó mà không biết rằng có rất nhiều ngành được đăng ký tại các trường đại học đào tạo chuyên ngành này nhưng lại "nằm" dưới những cái tên khác nhau. (Nếu có sự khác nhau, chủ yếu là mỗi ngành học thiên về một lĩnh vực ứng dụng nào đó).

Ví dụ khi nói ngành Điện tử - tin học thì có rất nhiều ngành khác có khung đào tạo tương tự như Công nghệ thông tin, Công nghệ phần mềm, Cơ tin - kỹ thuật Khoa học máy tính; Điện tử máy tính, Mạng máy tính và Viễn thông...

Phần lớn các thí sinh không nắm được điều này nên dù có đến vài chục ngành đào tạo liên quan đến điện tử - tin học nhưng chỉ tập trung đăng ký vào một số ít khoa, ngành của một số trường đại học. Điều này làm cho điểm chuẩn tăng lên, đồng nghĩa với nó là cơ hội thi đỗ cũng ít đi. Trong khi đó, cũng có khi có một ngành tương tự vì tên hơi xấu nên rất ít thí sinh đăng ký. Và trong các trường ĐH luôn có những ngành thiếu chỉ tiêu.

Ngoài ra, các thí sinh cũng thường lựa chọn vào một ngành nào đó khi chưa hiểu rõ về nó hoặc nhu cầu của thị trường lao động. Nhiều học sinh vì muốn đi đây đó nên muốn làm phi công hay lái tàu "trọng tải lớn". Nhưng vì chưa bao giờ được nếm trải cảm giác lênh đênh trên biển hàng tháng trời của thủy thủ, hay cuộc sống nay đây mai đó, kỷ luật nghiêm ngặt của phi công nên chưa "biết sợ".

Theo Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, hiện nay ngành Công nghệ sinh học không "lôi kéo" được nhiều thí sinh. Bởi vì ngoài cái tên nghe hơi "khô" thì cũng có nhiều thí sinh và phụ huynh, đặc biệt là ở nông thôn muốn làm giàu bằng cách thoát ra khỏi lũy tre làng. Vì vậy, cái gì liên quan đến "nông nghiệp" là "không khoái".

Tuy nhiên, đây là một ngành khoa học mũi nhọn, được Nhà nước đầu tư và nhu cầu nhân lực còn rất lớn. Đặc biệt khi học công nghệ sinh học nhiều bạn cứ nghĩ đến những ông giáo sư đeo kính trắng suốt ngày với những khái niệm "di truyền" "chọn dòng gen" mà không biết rằng trong công nghệ sinh học có nhiều chuyên môn khác nhau. Nếu học được có thể làm giàu ngay trên mảnh đất của mình mà không cứ nhất thiết trở thành "ông nọ bà kia", "đi Âu đi Mỹ".

Bài viết khác

Mẫu CV xin việc đơn giản, đẹp, chuẩn giúp cho ứng viên chinh phục nhà tuyển dụng nhanh chóng. Tải/ Download ngay mẫu CV xin việc miễn phí, chuyên nghiệp nào!

Xem thêm

Hồ sơ xin việc là những giấy tờ liên quan đến ứng viên như CV, bằng cấp, chứng chỉ,... cần cung cấp cho nhà tuyển dụng. Tìm hiểu ngay những quy định về hồ sơ xin việc nhé!

Xem thêm

Nhấn xem ngay bài viết để hiểu rõ marketing là gì, những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp và những điều cần biết khi bước chân vào ngành nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn cách viết sơ yếu lý lịch xin việc việc chi tiết, đơn giản, giúp chinh phục được nhà tuyển dụng. Cùng đọc hết bài viết này để nắm được các yêu cầu bạn nhé!

Xem thêm

Hướng dẫn viết thư xin việc chuẩn giúp bạn tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những bí quyết trong bài viết này chắc chắn sẽ giúp bạn kiếm được công việc tốt!

Xem thêm

Bạn đang tìm kiếm mẫu đơn xin việc ấn tượng để thu hút nhà tuyển dụng? Bài viết này sẽ cung cấp top mẫu đơn xin việc hiệu quả nhất. Nhấn xem ngay thôi nào

Xem thêm
Gửi tôi việc làm tương tự
Tạo ngay