Những thói quen có lợi cho công việc
Lượt xem: 16,930Có những thói quen xấu bạn nên từ bỏ. Tuy nhiên, ngược lại, có những thói quen mà bạn nên nhớ và áp dụng vào công việc. Bởi vì, những thói quen nghề nghiệp đó mang lại rất nhiều lợi ích cho bạn và cho công ty. Chúng giúp bạn tự tin hơn, có tổ chức, nâng cao năng suất và hiệu quả trong công việc. Dưới đây là những thói quen nghề nghiệp mà bạn nên học hỏi:
Lập và theo sát danh sách các nhiệm vụ phải hoàn thành
Bạn sẽ không thể hoàn thành tốt công việc nếu không có sự chuẩn bị và lên kế hoạch. Hãy lập ra một kế hoạch bao gồm những công việc và mục tiêu bạn muốn đạt được trong từng ngày, từng tuần, từng tháng... Mỗi buổi sáng, đọc kỹ kế hoạch đã đặt ra và theo sát từng công việc cần hoàn thành. Kế hoạch này đảm bảo công việc của bạn luôn diễn ra trôi chảy và hoàn thành đúng thời hạn deadline. Khi mọi việc diễn ra dễ dàng và theo đúng kế hoạch, bạn sẽ cảm thấy ngày càng yêu công việc hơn. Ngoài ra, bản kế hoạch công việc sẽ giúp bạn biết ưu tiên công việc nào quan trọng cần phải hoàn thành...
Luôn đúng giờ
Đúng giờ là một thói quen nghề nghiệp vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mọi công việc, cho dù bạn có là một doanh nhân hay là một nhân viên bình thường. Nó là điều bắt buộc trong thế giới kinh doanh và là chỉ số đánh giá trung thực những kỹ năng nghề nghiệp, độ tin cậy của bạn trong mắt đồng nghiệp cũng như khách hàng. Những doanh nhân thành đạt không bao giờ để sự chậm trễ tồn tại trong công việc của họ. Vì vậy, hãy học theo thói quen này của họ: đi làm sớm, đặc biệt là trong các cuộc họp hoặc cuộc hẹn quan trọng với khách hàng, hãy đến sớm trước khoảng 10 phút. Nếu bạn đến dự cuộc họp sớm hơn khoảng 10 phút, bạn sẽ có thời gian để chuẩn bị tinh thần, không cảm thấy căng thẳng và tràn đầy năng lực khi cuộc họp bắt đầu.
Đọc tạp chí chuyên ngành 1 tuần/lần
Một thói quen nghề nghiệp khác bạn cần phải tập đó là thói quen tìm hiểu, học hỏi và nâng cao kiến thức về ngành nghề của mình. Bạn càng có nhiều hiểu biết về ngành nghề của mình thì bạn càng có nhiều cơ hội thăng tiến trong công ty. Bạn nên dành thời gian để nghiên cứu về sự ảnh hưởng của công ty bạn đối với ngành nghề như thế nào và tìm các tạp chí chuyên ngành để có thể nắm bắt các thông tin một cách nhanh nhạy nhất. Tiếp đến, hãy quyết định đặt mua tạp chí nào sao cho phù hợp với ngành nghề của bạn. Ngoài ra, bạn có thể khai thác thêm thông tin về lĩnh vực của bạn qua các trang web hoặc báo điện tử.
Tuy nhiên, bạn không nên đọc những tạp chí này trong giờ làm việc, hãy dành thời gian rảnh rỗi để đọc chúng. Ngoài ra, nếu bạn biết cách áp dụng những kiến thức này vào công việc, sếp sẽ đánh giá rất cao những kiến thức đó.
Giữ cho bàn làm việc luôn ngăn nắp và có tổ chức
Một bàn làm việc lộn xộn là dấu hiệu của một nhân viên không có đầu óc tổ chức. Hãy học thói quen sắp đặt những thứ cần thiết đặt ở các vị trí dễ nhìn. Đảm bảo mọi thứ trên bàn luôn ở vị trí cố định và ngăn nắp. Do vậy, bạn sẽ không bị mất nhiều thời gian để tìm kiếm những đồ vật và giấy tờ mỗi khi cần. Đừng để giấy tờ chất đống, chia giấy tờ của từng dự án thành những tập tài liệu riêng biệt, trong khi đó, vứt bỏ những thứ giấy tờ cũ, không còn hiệu lực và không cần thiết. Một bàn làm việc sạch sẽ, ngăn nắp nghĩa là điện thoại, máy vi tính và lịch của bạn luôn trong tầm với.
Hàng ngày sắp xếp lại hộp thư email
Hộp thư email của bạn luôn bị “ngập lụt” bởi những thư quảng cáo. Do vậy, để không bị lẫn hoặc bỏ sót, làm mất email, hãy kiểm tra và xoá những thư rác đó thường xuyên. Bạn có thể sử dụng những chức năng tự động của email để lưu giữ thư vào những folder đã được định dạng trước theo người gửi, tiêu đề hoặc theo những tiêu chí mà bạn tuỳ chọn. Hơn nữa, hãy xếp loại email của bạn theo mức độ quan trọng khi email tới để quyết định thời điểm trả lời thư cho hợp lý. Đối với thư quan trọng, hãy trả lời ngay, số thư còn lại khác có thể trả lời sau
Ngoài ra, đừng quên sắp xếp lại “address book” của bạn. Hãy đảm bảo những địa chỉ liên lạc luôn đúng và được lưu giữ lại. Vì vậy, mỗi khi cần gửi thư cho sếp hoặc đối tác, bạn sẽ không phải mất thời gian tìm địa chỉ email của ông/bà ta từ những email cũ mà ông/bà ta gửi cho bạn trước đó. Bạn sẽ không phải điền địa chỉ của người nhận.
Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :