Những thói quen xấu cản bước thành công
Lượt xem: 12,479
Bạn có sở trường, hoài bão, thực lực nhưng công việc của bạn cứ không suôn sẻ như bạn mong muốn. Vấn đề chốt yếu là ở đâu? Nó nằm ở bốn thói quen cơ bản không tốt sau:
1. Đến muộn
Dù muốn hay không, cứ mỗi lần đến giờ làm việc, hội họp bạn lại đến muộn. Việc liên tục đến muộn này khiến giám đốc, đồng nghiệp phát sinh phản cảm với bạn. Nó phản ánh bạn là người thiếu tinh thần hợp tác với mọi người. (Cứ đến muộn hoài thì sao làm việc...).
Biện pháp: Hãy tính toán thời gian thật chính xác, bạn có thể điều chỉnh đồng hồ của bạn chạy nhanh 10, 15 phút. Rồi cứ đúng hẹn, đúng giờ bạn đến. Khi đó bạn đã đến sớm 10, 15 phút so với người khác. Và khi đó bạn tránh được việc đến muộn và quan trọng là bạn sẽ hiểu được cảm giác “chờ đợi” của người khác khi họ chờ mình.
2. Trì hoãn
Mặc dù bạn đã hoàn thành công việc nhưng cứ lần này đến lần khác, bạn liên tục trì hoãn, kéo dài thời gian hoàn tất, giao nộp công việc. Mọi người sẽ thắc mắc: Nguyên do của sự trì hoãn? Hay bạn thiếu tinh thần trách nhiệm, thiếu sự nhiệt tình trong công việc? Hay do năng lực làm việc của bạn có vấn đề? Cho dù với nguyên nhân nào thì cũng đã lưu lại ấn tượng không tốt về bạn.
Biện pháp: Nếu bạn nhận một công việc lớn, bạn hãy chia nó thành những phần nhỏ. Rồi sắp xếp thời gian, mỗi ngày hoàn thành một phần.
3. Đãng trí
Việc quên tên, số diện thoại, thời gian hội họp sẽ phản ánh bạn không chuyên tâm vào công việc. Với giám đốc, cấp trên bạn là người làm việc không có trình tự, thậm chí không có khả năng hoàn thành công việc.
Biện pháp: Trong lần đầu tiên gặp mặt, bạn hãy nghe thật kỹ phần giới thiệu của người khác. Nếu có thể, hãy xin một tấm danh thiếp. Cần hơn nữa là bên cạnh bạn luôn có một quyển sổ nhỏ. Nó giúp bạn ghi lại thời gian, kế hoạc làm việc và những thứ quan trọng khác. Cứ làm xong cái nào, bạn đánh một ký hiệu vào, thế là bạn đã nắm được việc gì mình chưa làm, cần phải làm.
4. “Sức đề kháng” quá mạnh
Trong công việc, cuộc sống không tránh khỏi việc bạn luôn phải nghe những lời góp ý, phê bình. Dù đúng hay sai ngay sau đó bạn phản bác, thậm chí công kích lại. Điều này không hay chút nào vì nó nói lên rằng bạn là con người thiếu tính hoàn thiện bạn thân, không có ý chí cầu tiến. Ngoài ra, nó còn làm ảnh hưởng xấu đến tình bạn, mối quan hệ đã có của bạn và lần sau, người ta sẽ không góp ý cho bạn nữa.
Biện pháp: Phải học cách có trách nhiệm với việc làm của mình. Cần có thái độ khiêm tốn, thành thật. Nếu bạn đúng, bạn cũng cần phải nhẫn nại giải thích, tìm ra biện pháp tốt để giải quyết vấn đề.